Việt Nam đang là thị trường tiềm năng và thu hút lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã quy định cấp thị thực đầu tư (hay còn gọi là visa DT) cho các đối tượng này. Dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp quý khách hàng hiểu hơn về thủ tục xin cấp thị thực đầu tư.

1.Thị thực cho nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH2013: “Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam”.

Thị thực đầu tư Việt Nam được ký hiệu là “ĐT” (sau đây gọi là thị thực ĐT) và có thời hạn thị thực tối đa là 1 năm (12 tháng), đây là loại thị thực sẽ cấp cho nhà đầu tư nước ngoài (có thể là chủ sở hữu, thành viên/cổ đông công ty), khi thành lập hoặc góp vốn vào doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra, thị thực ĐT còn được cấp cho các luật sư đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam.

Theo đó, “nhà đầu tư nước ngoài” được hiểu là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam (theo khoản 19 Điều 3, Luật Đầu tư số 61/2020/QH14).

Tùy theo mức đầu tư của nhà đầu tư vào Việt Nam, có 4 loại thị thực ĐT dành cho người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam như sau:

 

Thị thực đầu tư Đối tượng được cấp
ĐT 1 góp vốn từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định
ĐT 2 góp vốn từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
ĐT3 góp vốn từ 3 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng
ĐT 4 góp vốn dưới 3 tỷ đồng

 

2. Hồ sơ xin cấp thị thực đầu tư Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài

Như vậy để được cấp thị thực Việt Nam, bạn phải trải qua 2 bước theo thứ tự:

Bước 1: Làm thủ tục bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài bởi công ty bảo lãnh tại Việt Nam.

Hồ sơ xin cấp thị thực đầu tư Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các giấy tờ sau:

  • Tài liệu chứng minh là nhà đầu tư nước ngoài:
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện góp vốn.
  • Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy phép hoạt động của công ty.
  • Chứng minh tài sản góp vốn: Sao kê ngân hàng hoặc xác nhận của ngân hàng.
  • Hồ sơ pháp lý của công ty bảo lãnh (bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của công ty đầu tư tại Việt Nam)
  • Đơn đề nghị giới thiệu chữ ký và con dấu của công ty: Mẫu NA16.
  • Tờ khai xin cấp thị thực theo mẫu NA2: truy cập địa chỉ https://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn/web/guest/huong-dan-dvbl-xdnc điền thông tin mẫu NA2, sau đó in công văn, ký và đóng dấu.
  • Bản sao hộ chiếu còn giá trị sử dụng theo quy định.
  • Tài liệu khác: Giấy giới thiệu

(*Mẫu NA2 , NA16 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA)

Bước 2: Cá nhân người nước ngoài làm thủ tục nhận/dán thị thực Việt Nam theo quy định tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại sân bay quốc tế của Việt Nam.

Theo  khoản 1 Điều 18 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam Người nước ngoài được cấp thị thực tại cửa khẩu trong các trường hợp sau:

  • Người nước ngoài xuất phát từ nước không có cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam;
  • Người nước ngoài phải qua nhiều nước trước khi đến Việt Nam;
  • Người nước ngoài vào Việt Nam tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức;
  • Thuyền viên nước ngoài đang ở trên tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh qua cửa khẩu khác;
  • Người nước ngoài vào Việt Nam để dự tang lễ thân nhân hoặc thăm người thân đang ốm nặng;
  • Người nước ngoài vào Việt Nam tham gia xử lý sự cố khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc vì lý do đặc biệt khác theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
  • Danh sách sân bay quốc tế Việt Nam: Sân bay Hà Nội (HAN); Sân bay Hải Phòng (HPH); Sân bay Đà Nẵng (DAD); Sân bay Huế (HUI); Sân bay Nha Trang (CXR); Sân bay Đà Lạt (DLI); Sân bay Thành phố Hồ Chí Minh (SGN); Sân bay Phú Quốc (PQC).

Cơ sở pháp lý:

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14

Luật đầu tư số 61/2020/QH14

Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019

Thông tư số 31/2015/TT-BCA hướng dẫn cấp thị thực, thẻ tạm trú, giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Trên đây là những thông tin về thủ tục xin cấp thị thực đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng tôi hiểu rằng quá trình xin cấp thị thực đầu tư có thể xảy ra những khó khăn gây mất nhiều thời gian và công sức bởi thủ tục hành chính phức tạp. Do đó, PhamConsult cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp về đăng ký visa, gia hạn visa và nhiều dịch vụ khác liên quan để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Để hiểu rõ hơn về thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho nhà đầu tư người nước ngoài cũng như các vấn đề liên quan, quý khách vui lòng liên hệ với Pham Consult là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn thuế, tư vấn tài chính, dịch vụ kế toán, lập và thanh toán tiền lương. Liên hệ với chúng tôi qua hotline: (84-28) 3930 2487 hoặc Facebook của chúng tôi nếu bạn cần hỗ trợ.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat