Bảo hiểm thất nghiệp nhằm để bảo đảm chia sẻ rủi ro, đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trợ cấp thất nghiệp là một trong các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Vậy “Nếu không được nhận bảo hiểm thất nghiệp nữa thì tiền bảo hiểm thất nghiệp đã đóng sẽ chuyển đi đâu?”. Đây là câu hỏi mà rất nhiều người lao động đặt ra. Trong bài viết này, Phạm Consult sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này!

BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP LÀ GÌ?

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động. Nó giúp giảm bớt gánh nặng cũng như áp lực về tài chính khi họ chưa tìm được việc làm. Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm này.

 

THỜI GIAN HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

“Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

  1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
  2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.”

Như vậy, dựa theo quy định này thì người lao động cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Do đó, trường hợp bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp được 10 năm 6 tháng thì bạn sẽ được nhận 10 tháng bảo hiểm thất nghiệp, tháng lẻ còn lại sẽ được bảo lưu cho đợt tiếp theo hưởng trợ cấp thất nghiệp.

 

CÓ QUYẾT ĐỊNH HƯỞNG LƯƠNG HƯU THÌ CÓ ĐƯỢC NHẬN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NỮA KHÔNG?

Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

  1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:

  1. d) Hưởng lương hưu hằng tháng

Ngày mà người lao động được xác định hưởng lương hưu là ngày đầu tiên tính hưởng lương hưu được ghi trong văn bản của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động.”

Dựa theo quy định trên thì trong trường hợp nếu như bạn đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có quyết định hưởng lương hưu thì bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó, trường hợp bạn đã nhận được 5 tháng bảo hiểm thất nghiệp mà tháng tiếp theo bạn nhận được quyết định hưởng lương hưu thì sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

 

NẾU KHÔNG ĐƯỢC NHẬN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NỮA THÌ TIỀN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐÃ ĐÓNG SẼ CHUYỂN ĐI ĐÂU?

Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

“Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

  1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
  2. a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
  3. b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
  4. c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
  5. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
  6. a) Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
  7. b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;
  8. c) Nguồn thu hợp pháp khác.
  9. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:
  10. a) Chi trả trợ cấp thất nghiệp;
  11. b) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
  12. c) Hỗ trợ học nghề;
  13. d) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

đ) Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;

  1. e) Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
  2. g) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.”

Vậy, dựa theo quy định trên, trường hợp bạn bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do có quyết định hưởng lương hưu thì số tiền trợ cấp thất nghiệp không được hưởng sẽ được cho vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

PHẠM CONSULT là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn Thuế, Tư vấn tài chính, Dịch vụ kế toán, lập và thanh toán lương. Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: (84-28) 3930 2487 hoặc kênh truyền thông Facebook: http://bit.ly/phamconsult nếu có nhu cầu hỗ trợ.

 

 

 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat