Một chiến lược kinh doanh hiệu quả kèm theo việc thực hiện xuất sắc là sự đảm bảo cho thành công của doanh nghiệp. Việc thay đổi liên tục về công nghệ, tập quán tiêu dùng, điều kiện kinh tế và các chính sách tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh một cách nhất quán trở nên quan trọng, có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp.

Đến PHAM CONSULT, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn: 

1.     Thiết lập mục tiêu của công ty

Xây dựng các mục tiêu hoặc là mục đích mà công ty mong muốn đạt được trong tương lai. Các mục tiêu phải mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính xác những gì công ty muốn thu được. Trong quá trình xây dựng chiến lược, các mục tiêu đặc biệt cần là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, và tái đầu tư.

Lập mục tiêu là một công việc quan trọng dẫn tới thành công của bất cứ công ty nào, nhưng nó càng đặc biêt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp dễ trở nên rối trí khi không biết phải tập trung vào cái gì. Mục tiêu chỉ đạo hành động, cung cấp cho bạn định hướng để bạn hướng nỗ lực vào đó, và có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn đánh giá mức độ thành công của công việc kinh doanh của bạn.
Cách bạn lập mục tiêu sẽ quyết định việc bạn có khả năng để đạt được mục tiêu đó hay không. Hầu hết mọi người đồng ý rằng mục tiêu là quan trọng, nhưng số người viết ra được mục tiêu và có kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó không tới 5%. 

2.     Đánh giá vị trí hiện tại

 Để thực hiện được muc tiêu đề ra, người quản lý cần có tiêu chí đánh giá hợp lý. Hai tiêu chí cần quan tâm là:

– Đánh giá môi trường kinh doanh: Nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại là nguy cơ hay cơ hội cho mục tiêu và chiến lược của công ty.

– Đánh giá nội lực: Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của công ty về các mặt sau: quản lý, marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển .

3.   Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là nền tảng là xương sống cho chiến lược kinh doanh. Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu, hạn chế rủi ro, thất bại, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các phương án đã đề ra trước đó. Doanh nghiệp cũng cần tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm như: chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm hợp lý, nhãn hiệu sản phẩm hấp dẫn… nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng. 

Chiến lược sản phẩm là nghệ thuật kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và cách thức cạnh tranh dài hạn cho từng sản phẩm trong môi trường biến đổi cạnh tranh.
Chiến lược sản phẩm đòi hỏi giải quyết ba vấn đề:
– Mục tiêu cần đạt là gì?
– Đối thủ cạnh tranh là ai?
– Cạnh tranh như thế nào và lợi thế cạnh tranh gì? 

4.   Đánh giá và kiểm soát kế hoạch

Chúng tôi hỗ trợ các nhà quản lý doanh nghiệp trong chiến lược xác định mô hình kinh doanh thực tiễn và mục tiêu kinh doanh, nhằm đề ra phương án tối ưu nhất cho mỗi kế hoạch kinh doanh.

Comments