Theo tình hình thực tế hiện nay, khi cả thế giới đang gánh chịu hậu quả kinh tế sau dịch bệnh Covid 19, có không ít doannh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, kinh doanh không có lợi nhuận, do đó không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh. Không ít doanh nghiệp phải tìm tới giải pháp giải thể vì không thể gánh nổi các gánh nặng tài chính. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, tình trạng tài chính không khả quan hoặc chưa có phương án kinh doanh khả thi, chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tạm ngừng đăng ký hoạt động của doanh nghiệp thay vì làm thủ tục giải thể để có thêm thời gian tìm kiếm khách hàng và phương án kinh doanh hiệu quả.

Vậy Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2020/NĐ-CP quy định thế nào về việc tạm ngừng kinh doanh của Doanh nghiệp. Và việc tạm ngừng kinh doanh khác gì so với giải thể doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

  1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?

“Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Như vậy, có thể hiểu, tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh, nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác trong thời gian tạm ngừng. Sau khi hết thời hạn, doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu không phải làm thủ tục giải thể, chuyển nhượng.

  1. Phân biệt giữa tạm ngừng kinh doanh và giải thể

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có thể hiểu:

Tạm ngừng kinh doanh là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định, và sau khoảng thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp sẽ có thể trở lại hoạt động bình thường. Theo đó, thời hạn mà doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh không được quá thời hạn 01 năm tuy nhiên khi hết thời hạn có thể gia hạn. Việc gia hạn này là không giới hạn đối với doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Khi đó, sau khi hoàn thành thủ tục giải thể, doanh nghiệp không còn tồn tại hay có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác.

  1. Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh

Theo quy định, hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh bao gồm:

  • Thông báo tạm ngừng kinh doanh (mẫu tham khảo tại Phụ lục số II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Quyết định tạm ngừng kinh doanh (của chủ sở hữu công ty TNHHmột thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị công ty cổ phần…);
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạnhai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
  1. Trình tự thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất là 03 ngày trước khi tiến hành tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo bao gồm:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với doanh nghiệp.
  • Thời hạn tạm ngừng kinh doanh: ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng.
  • Lý do tạm ngừng.
  1. Thời gian giải quyết hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh

Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc để đưa ra kết quả:

  • Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ;
  • Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
  1. Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không quá một năm. Trước khi thời hạn tạm ngừng kết thúc, doanh nghiệp có thể gia hạn tạm ngừng, số lần gia hạn không hạn chế.

  1. Lưu ý khi tạm dừng hoạt động của doanh nghiệp:
  • Khi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.
  • Về nghĩa vụ thuế:
  • Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch (từ 1/1 đến 31/12) không phải nộp thuế môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng không trọn năm dương lịch phải nộp thuế môn bài của cả năm tạm ngừng kinh doanh vào trước ngày 31/01 của năm đó.
  • Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế nghỉ kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế.
  • Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định.
  • Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán các khoản nợ, hoàn thành các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp cùng chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
  • Trường hợp doanh nghiệp tiến hành kinh doanh lại trước khi hết thời hạn tạm ngừng trong thông báo tạm ngừng thì phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh ít nhất 03 ngày trước khi bắt đầu hoạt động trở lại.
  1. Dịch vụ tư vấn đăng ký thủ tục tạm ngừng kinh doanh của Pham Consult.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh ngiệp các thủ tục tạm ngừng kinh doanh, gia hạn thời gian tạm ngừng cho cả công ty Việt Nam và công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Pham Consult cung cấp dịch vụ tư vấn với mức giá cạnh tranh, hỗ trợ bạn:

  • Tư vấn các điều kiện, thủ tục và các vấn đề phát sinh khi đăng ký thủ tục tạm ngừng kinh doanh;
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết bằng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) để đảm bảo nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng theo dõi, đánh giá tiến độ công việc (nếu khách hàng có yêu cầu)
  • Hỗ trợ khách hàng công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng;
  • Thay mặt khách hàng nộp và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước;
  • Tư vấn, giải thích với cơ quan nhà nước khi có vấn đề phát sinh.

Nếu bạn đang quan tâm và còn gặp nhiều vướng mắc về thủ tục này, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau để được tư vấn miễn phí. Pham Consult luôn mong muốn và cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ và hỗ trợ tốt nhất giúp bạn tối ưu hóa chi phí vận hành phục vụ mục tiêu kinh doanh của mình.

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat