Báo cáo tài chính được xem là một biểu mẫu vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp. Việc tuân thủ về thời hạn và các thông tin liên quan đến việc nộp báo cáo tài chính là vô cùng cần thiết.

1. Định nghĩa về báo cáo tài chính

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán 2015 có quy định Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Việc nắm bắt thông tin về các quy định liên quan đến báo cáo tài chính rất cần thiết với các doanh nghiệm. Thông tin về các cơ quan có đủ quyền hạn và trách nhiệm thu nhận báo cáo tài chính cũng cần được nắm bắt một cách chính xác, kịp thời.

2.  Các cơ quan có trách nhiệm nhận báo cáo tài chính

Căn cứ Điều 110 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về nơi nhận Báo cáo tài chính như sau:

 

CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP Kỳ lập báo cáo Nơi nhận báo cáo
Cơ quan tài chính Cơ quan Thuế Cơ quan Thống kê DN cấp trên Cơ quan đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp nhà nước Quý, Năm x x x x x
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Năm x x x x x
Các loại doanh nghiệp khác Năm x x x x

 

  • Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).

 

  • Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm).

 

  • Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

 

  • Các doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

 

  • Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.

 

  • Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.

 

  • Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

 

  • Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan nơi doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính theo quy định trên, doanh nghiệp còn phải nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

 

  • Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

 

Lưu ý: Quy định này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

 

3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Căn cứ theo Điều 109, Thông tư 200/2014/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định tương ứng cho 02 loại hình doanh nghiệp như sau:

3.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước

– Báo cáo tài chính quý:

  • Đơn vị kế toán: Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
  • Công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

– Báo cáo tài chính năm

  • Đơn vị kế toán: Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  • Công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước: Nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

 

3.2. Đối với doanh nghiệp không thuộc Nhà nước

– Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Thời hạn nộp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.

– Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

 

PHẠM CONSULT luôn sẵn sàng để đồng hành cùng bạn trong quản lý hồ sơ và thủ tục về báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

PHẠM CONSULT là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn Thuế, Tư vấn tài chính, Dịch vụ kế toán, lập và thanh toán lương. Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: (84-28) 3930 2487 hoặc kênh truyền thông Facebook nếu có nhu cầu hỗ trợ.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat