Chứng từ kế toán là tài liệu dùng làm căn cứ để ghi các loại sổ sách kế toán. Vì vậy, người làm công tác kế toán cần phải hiểu rõ chứng từ kế toán, khi nào được phép ký chứng từ kế toán. Qua bài viết dưới đây, cùng Pham Consult tìm hiểu về vấn đề này! 

Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ, kế toán viên hành nghề bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 2 Điều 19 Luật Kế toán 2015 quy định về ký chứng từ kế toán như sau:

Ký chứng từ kế toán

  1. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.

Theo đó, nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.

Đồng thời theo điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;
  3. b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;
  4. c) Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền;
  5. d) Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký;

đ) Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ;

  1. e) Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định;
  2. g) Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.

Theo đó, ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của mình, kế toán viên hành nghề có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP).

Chứng từ kế toán bắt buộc phải có những nội dung nào theo quy định của pháp luật?

Nội dung của chứng từ kế toán được quy định tại Điều 16 Luật Kế toán 2015 như sau:

Nội dung chứng từ kế toán

  1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  2. a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
  3. b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
  4. c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
  5. d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

  1. e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
  2. g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
  3. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.

Theo đó, chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;

– Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

– Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;

– Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

– Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

– Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

– Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

Kế toán viên hành nghề có được ủy quyền ký chứng từ kế toán hay không?

Theo khoản 2 Điều 19 Luật Kế toán 2015 quy định về ký chứng từ kế toán như sau:

Ký chứng từ kế toán

  1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
  2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
  3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
  4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.

Theo đó, chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký.

Như vậy, qua những thông tin trên Pham Consult mong chúng sẽ giúp ích được cho công việc của bạn. 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat