“Hiệp định thuế” là thuật ngữ rút gọn của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ và Hiệp định sửa đổi, bổ sung các Hiệp định hiện có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. Qua bài viết hôm nay, cùng Pham Consult tìm hiểu thêm về các cơ quan điều chỉnh việc xác định giá giao dịch liên kết theo thỏa thuận song phương quy định tại Hiệp định này.

Hiệp định thuế là gì?

Hiệp định thuế được giải thích tại Điều 4 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ

Ngoài các từ ngữ đã được giải thích tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

  1. “Hiệp định thuế” là thuật ngữ rút gọn của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập hoặc tài sản ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ, bao gồm cả các Hiệp định, Nghị định thư sửa đổi, bổ sung các Hiệp định hiện có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
  2. “Thỏa thuận của Nhà chức trách có thẩm quyền” là thuật ngữ rút gọn của Thỏa thuận có hiệu lực giữa Nhà chức trách có thẩm quyền của các quốc gia, vùng lãnh thổ là các bên tham gia điều ước quốc tế về thuế và có yêu cầu trao đổi thông tin tự động đối với Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.

Theo đó, hiệp định thuế là thuật ngữ rút gọn của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập hoặc tài sản ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ, bao gồm cả các Hiệp định, Nghị định thư sửa đổi, bổ sung các Hiệp định hiện có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

 

Hiệp định thuế là gì? Cơ quan nào điều chỉnh việc xác định giá giao dịch liên kết theo thỏa thuận song phương quy định tại Hiệp định thuế?

 

Cơ quan nào điều chỉnh việc xác định giá giao dịch liên kết theo thỏa thuận song phương quy định tại các Hiệp định thuế có liên quan?

Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết được quy định tại Điều 20 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:

 

Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết

  1. Cơ quan thuế thực hiện cơ chế trao đổi thông tin tự động theo cam kết quốc tế của Việt Nam tại các điều ước quốc tế về thuế. Định kỳ, hàng năm, Cơ quan thuế thông báo danh sách các Cơ quan thuế nước ngoài thực hiện được trao đổi thông tin tự động đối với Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của người nộp thuế trên cổng thông tin điện tử của ngành thuế.
  2. Cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh việc xác định giá giao dịch liên kết theo thỏa thuận song phương quy định tại các Hiệp định thuế có liên quan.
  3. Trường hợp Cơ quan thuế ký Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, Cơ quan thuế có trách nhiệm:
  4. a) Thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế theo nguyên tắc quản lý rủi ro;
  5. b) Quản lý, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đã ký kết của người nộp thuế theo quy định.

Theo quy định này, cơ quan thuế là đơn vị thực hiện điều chỉnh việc xác định giá giao dịch liên kết theo thỏa thuận song phương quy định tại các Hiệp định thuế có liên quan.

 

Cũng theo điểm b khoản 6 Điều này, trường hợp Cơ quan thuế cần thực hiện việc liên lạc, trao đổi với Cơ quan thuế đối tác về Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia và các thông tin liên quan khác thực hiện theo quy định tại điều khoản về Thủ tục thỏa thuận song phương và trao đổi thông tin tại Hiệp định thuế có liên quan.

 

Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc tạm dừng thanh tra, kiểm tra để tiến hành trao đổi thông tin với Cơ quan thuế đối tác theo quy định của pháp luật thuế.

 

Cơ quan thuế bao gồm những cơ quan nào?

Cơ quan thuế được quy định tại Điều 1 Thông tư 84/2016/TT-BTC như sau:

 

Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước đối với các Khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước, tiền sử dụng đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các Khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là các Khoản thuế và thu nội địa), không bao gồm các Khoản thu nộp phát sinh tại khâu xuất khẩu, nhập khẩu.

  1. Đối tượng áp dụng
  2. a) Người nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
  3. b) Cơ quan thuế bao gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.
  4. c) Cơ quan kho bạc nhà nước bao gồm: Kho bạc Nhà nước; Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng giao dịch Kho bạc Nhà nước thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; Kho bạc Nhà nước huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
  5. d) Ngân hàng bao gồm: Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động theo pháp luật các tổ chức tín dụng có liên quan đến việc thu nộp các Khoản thuế và thu nội địa.

đ) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu nộp các Khoản thuế và thu nội địa.

Như vậy, cơ quan thuế gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.

Như vậy, qua bài viết trên Pham Consult đã cùng bạn tìm hiểu thêm về Hiệp định thuế. Mong những thông tin trên sẽ giúp ích được cho công việc của bạn. 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat