Hoạt động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của thị trường vốn, thị trường tài chính. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kiểm toán độc lập được nhà nước đặt ra các quy định về điều kiện hết sức chặt chẽ. Qua bài viết hôm nay, Pham Consult sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với từng loại hình doanh nghiệp như thế nào?

  1. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011; Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 17/2012/NĐ-CP công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau:

– Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật;

– Có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề, trong đó phải có tối thiểu 02 thành viên góp vốn, Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.

– Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề;

– Đảm bảo vốn pháp định theo quy định của chính phủ, từ ngày 01/01/2015 vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng.

– Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên hành nghề.

  1. Đối với công ty hợp danh:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011 công ty hợp danh khi có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán:

– Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

– Có ít nhất 05 Kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu có 02 thành viên hợp danh;

– Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty hợp danh phải là kế toán viên hành nghề.

  1. Đối với doanh nghiệp tư nhân:

Căn cứ khoản 3 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định doanh nghiệp tư nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật;

– Có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có chủ doanh nghiệp tư nhân;

– Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là giám đốc.

Đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

 

  1. Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài

Căn cứ khoản 4 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011 và Điều 8 Nghị định 17/2012/NĐ-CP chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây thì được phép đề nghị cấp giấy chúng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam:

– Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính;

– Có ít nhất hai kiểm toán viên hành nghề, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh;

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;

– Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;

– Vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không thấp hơn mức vốn pháp định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn bên trên.

 

Doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong trường hợp nào?

Theo Điều 24 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán như sau:

Cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

  1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán được cấp lại hoặc điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
  3. b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bị mất hoặc bị hư hỏng;
  4. c) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu.
  5. Hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán gồm có:
  6. a) Đơn đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
  7. b) Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đã được cấp, trừ trường hợp không còn bản gốc;
  8. c) Các tài liệu khác liên quan đến việc cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

Theo đó, doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

 

Nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán có cần tên người đại diện theo pháp luật hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 203/2012/TT-BTC quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán như sau:

Nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

  1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bao gồm các thông tin chính sau đây:
  2. a) Tên doanh nghiệp kiểm toán; Tên doanh nghiệp kiểm toán bằng tiếng nước ngoài (nếu có); Tên viết tắt (nếu có); Địa chỉ trụ sở chính;
  3. b) Họ và tên người đại diện theo pháp luật và họ và tên Giám đốc (Tổng Giám đốc) của doanh nghiệp kiểm toán (nếu không phải là người đại diện theo pháp luật);
  4. c) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
  5. d) Số, ngày cấp và tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

đ) Các điều khoản, điều kiện doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ khi sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

Theo đó, nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải bao gồm Họ và tên người đại diện theo pháp luật và họ và tên Giám đốc (Tổng Giám đốc) của doanh nghiệp kiểm toán (nếu không phải là người đại diện theo pháp luật).

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bao gồm những nội dung gì?

Tại Điều 22 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán như sau:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề;

– Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian của các kiểm toán viên hành nghề;

– Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

– Các giấy tờ khác do Bộ Tài chính quy định.

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán là bao lâu?

Tại Điều 23 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán như sau:

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

  1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam; trường hợp từ chối, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  2. Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán giải trình.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;

Trường hợp từ chối, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

Như vậy, qua bài viết trên Pham Consult đã cùng bạn tìm hiểu về vấn đề Doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong trường hợp nào. Mong những thông tin trên sẽ giúp ích được cho công việc của bạn. 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat