Theo quy định của pháp luật về các dịch vụ kiểm toán, việc sử dụng các cụ từ thuật ngữ và chuyên ngành trong tên gọi của các doanh nghiệp được quy định rất khắt khe. Qua bài viết hôm nay, Pham Consult sẽ cùng bạn tìm hiểu về việc Doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được sử dụng cụm từ kiểm toán trong tên gọi không

Doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được sử dụng cụm từ kiểm toán trong tên gọi không?

 

Theo khoản 3 Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định như sau:

Các loại doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

  1. Các loại doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ kiểm toán:
  2. a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  3. b) Công ty hợp danh;
  4. c) Doanh nghiệp tư nhân.
  5. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.
  6. Doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được sử dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi.
  7. Doanh nghiệp kiểm toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kiểm toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam.

Theo đó, doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được sử dụng cụm từ kiểm toán trong tên gọi.

 

Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán?

Điều 30 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán như sau:

* Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán

 

– Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;

 

– Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề các dịch vụ khác với các dịch vụ như ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ nêu trên có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

 

– Thành viên tham gia cuộc kiểm toán, người quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;

 

– Người có trách nhiệm quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị được kiểm toán hoặc là người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;

 

– Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán đồng thời là người góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với doanh nghiệp kiểm toán;

 

– Doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập;

 

– Đơn vị được kiểm toán đã thực hiện trong năm trước liền kề hoặc đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho chính doanh nghiệp kiểm toán;

 

– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

 

* Các trường hợp chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán

 

– Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;

 

– Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề các dịch vụ khác với các dịch vụ như ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ nêu trên có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề và chi nhánh theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;

 

– Thành viên tham gia cuộc kiểm toán, người quản lý, điều hành của chi nhánh là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;

 

– Người có trách nhiệm quản lý, điều hành của chi nhánh có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị được kiểm toán hoặc là người có trách nhiệm quản lý điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;

 

– Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán đồng thời là người có ảnh hưởng đáng kể đối với chi nhánh theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;

 

– Đơn vị được kiểm toán đã thực hiện trong năm trước liền kề hoặc đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho chính chi nhánh;

 

– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

 

Doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải đáp ứng những điều kiện gì thì mới được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán?

 

Tại Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán như sau:

 

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
  3. b) Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn;
  4. c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề;
  5. d) Bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;

đ) Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên hành nghề.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải đáp ứng những điều kiện sau thì mới được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán:

 

– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

 

– Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn;

 

– Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề;

 

– Bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;

 

– Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên hành nghề.

 

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bao gồm những giấy tờ gì?

Tại Điều 22 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán như sau:

 

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán gồm có:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
  3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề;
  4. Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian của các kiểm toán viên hành nghề;
  5. Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
  6. Các giấy tờ khác do Bộ Tài chính quy định.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán gồm có:

 

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

 

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

 

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề;

 

– Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian của các kiểm toán viên hành nghề;

 

– Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

 

– Các giấy tờ khác do Bộ Tài chính quy định.

 

Như vậy, qua bài viết trên Pham Consult đã cùng bạn tìm hiểu thêm về việc sử dụng tên gọi của các doanh nghiệp trong hoạt động kiểm toán. Mong những thông tin trên sẽ giúp ích được cho công việc của bạn. 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat