Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ ra đời. Nhu cầu cần sử dụng dịch vụ kế toán cũng vì thế mà tăng cao. Vậy đối với chủ thể cung cấp dịch vụ kế toán là cá nhân có được phép hay không? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc cá nhân cung ưng dịch vụ kế toán. Qua bài viết này, hãy cùng Pham Consult làm rõ vấn đề này nhé!

1. Kinh doanh dịch vụ kế toán là gì?

Theo quy định của Luật Kế toán năm 2015 tại khoản 13 Điều 3 thì kinh doanh dịch vụ kế toán được định nghĩa “Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.”

2. Chủ thể cung ứng dịch vụ kế toán là cá nhân có được phép không?

Theo quy định tại Điều 58 Luật Kế toán năm 2015 quy định cụ thể về hành nghề dịch vụ kế toán:

  1. Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
  • Có năng lực hành vi dân sự;
  • Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
  • Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
  1. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
  2. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
  3. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:
  • Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.
  • Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
  • Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;
  • Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.

 

Như vậy, theo quy định của Luật Kế toán năm 2015 thì để hành nghề dịch vụ kế toán cá nhân cần phải có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên. Bên cạnh đó, bạn phải làm việc cho một doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh kinh doanh dịch vụ kế toán khi đó cá nhân mới có thể hành nghề dịch vụ kế toán được. Cho nên, việc ký hợp đồng cung ứng dịch vụ khi vẫn chưa làm việc cho doanh nghiệp hoặc chưa có các chứng chỉ cần thiết và đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định là không thể.

 

PHẠM CONSULT là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn Thuế, Tư vấn tài chính, Dịch vụ kế toán, lập và thanh toán lương. Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: (84-28) 3930 2487 hoặc kênh truyền thông Facebook: http://bit.ly/phamconsult nếu có nhu cầu hỗ trợ.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat