Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động đầu tư trở nên phổ biến và được nhắc đến nhiều hơn cả. Trong đó đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng, là đòn bẩy mạnh mẽ để phát triển kinh tế kéo theo phát triển nhiều mặt khác của xã hội. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đều có thể tự ý đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư chỉ được đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hay còn gọi là IRC – Investment Registration Certificate). IRC là một trong những giấy tờ quan trọng đảm bảo hoạt động đầu tư hợp pháp tại Việt Nam, thể hiện những nội dung cơ bản về dự án đầu tư. Thực tế cho thấy, không phải lúc nào dự án đầu tư cũng phát triển theo đúng theo kế hoạch ban đầu được nhà đầu tư đăng ký IRC trước đó. Vậy những thay đổi nào cần phải điều chỉnh IRC, quy trình điều chỉnh ra sao? Hãy cùng Pham Consult tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

IRC là gì? 

Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020, IRC là văn bản bằng bản giấy, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

IRC không chỉ có tác dụng chứng minh nhà đầu tư có thể thực hiện dự án mà còn là cơ sở để các ban ngành chức năng có quyền hạn kiểm tra xem nhà đầu tư có thực hiện dự án đúng với nội dung dự án, đúng thời hạn, tiến độ thực hiện hay không cũng như mục đích cá nhân và tổ chức nước ngoài xin cấp IRC để được đầu tư hợp pháp tại Việt Nam.

Khi thực hiện dự án đầu tư, thành lập công ty vốn nước ngoài, nhà đầu tư bắt buộc phải có IRC, việc này giúp cho Nhà nước quản lý tốt hoạt động cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Các trường hợp cần thay đổi IRC

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật đầu tư 2020:

“Điều 41. Điều chỉnh dự án đầu tư

  1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.” Theo đó, tiếp dẫn đến điều 40 Luật đầu tư 2020 quy định về nội dung IRC như sau:

“Điều 40. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Tên dự án đầu tư.
  2. Nhà đầu tư.
  3. Mã số dự án đầu tư.
  4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
  5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
  6. Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
  7. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
  8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
  9. a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
  10. b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
  11. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
  12. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).”

Như vậy, nếu như có sự thay đổi các nội dung thuộc Điều 40 Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư cần làm thủ tục điều chỉnh IRC.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh IRC đầu tư

Hồ sơ điều chỉnh IRC thường bao gồm:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (Biểu mẫu A.I.11.h ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT);
  • Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh (Biểu mẫu A.I.12 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT);
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông/ chủ sở hữu của Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Địa điểm: Tùy vào dự án đầu tư, nhà đầu tư thực hiện nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan có thẩm quyền sau:

  • Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế,…
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế,…
  • Cơ quan đăng ký đầu tư.

Đối với các dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư được lựa chọn nộp hồ sơ cấp, điều chỉnh IRC bản giấy hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư theo một trong hai hình thức: sử dụng chữ ký số hoặc không sử dụng chữ ký số (khoản 1 Điều 39 Nghị định 31/2021/NĐ-CP).

Lưu ý: Trước khi thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh IRC, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp, điều chỉnh IRC cho cơ quan đăng ký đầu tư. Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày khai hồ sơ trực tuyến mà cơ quan đăng ký đầu tư không nhận được hồ sơ thì hồ sơ kê khai trực tuyến không còn hiệu lực (khoản 1 Điều 38 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP).

Thời hạn giải quyết: Tùy vào loại dự án đầu tư và nội dung điều chỉnh mà thời hạn giải quyết điều chỉnh thay đổi IRC cũng khác nhau.

Phí và lệ phí: Không

Bước 3: Nhận kết quả

Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp IRC đã điều chỉnh cho Nhà đầu tư.

Trong trường hợp từ chối điều chỉnh IRC, Cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh phải thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Đầu tư 2020
  • Nghị định số 31/2021/NĐ-CP
  • Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT

Trên đây là những thông tin về các quy định điều chỉnh IRC. Tuy nhiên, trên thực tế, thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư thường phức tạp cùng rào cản về ngôn ngữ nên rất khó để nhà đầu tư nước ngoài có thể tự mình thực hiện. Pham Consult với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này cam kết sẽ đem đến dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp về đăng ký điều chỉnh IRC nhanh gọn, hiệu quả và chất lượng giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, tiền bạc cũng như yên tâm phát triển bền vững việc đầu tư của mình.

Phạm Consult là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn thuế, tư vấn tài chính, dịch vụ kế toán, lập và thanh toán tiền lương. Liên hệ với chúng tôi qua hotline: (84-28) 3930 2487 hoặc Facebook của chúng tôi nếu bạn cần hỗ trợ.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat