Với nền kinh tế xã hội phát triển như ngày nay thì việc đầu tư kinh doanh và đặc việc là sự hợp tác đầu tư của các nhà đầu tư để phát triển doanh nghiệp của mình. Khi triển khai ý tưởng kinh doanh, các doanh nhân khởi nghiệp thường tập trung vào thị trường và doanh số.

Nhưng để doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp có những bước đi vững chắc, hạn chế rủi ro, sẵn sàng cho khả năng huy động vốn đầu tư, góp vốn kinh doanh để cùng hợp tác làm ăn không còn lạ lẫm hiện nay. Nhưng việc này cũng có nhiều vấn đề rủi ro có thể phát sinh trong quá trình hợp tác.

 

  1. Góp vốn kinh doanh là gì?

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Khi góp vốn vào doanh nghiệp thì người góp vốn trở thành một trong những chủ sở hữu của doanh nghiệp.

  1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.” (Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).

Ta có thể hiểu Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.

Để có thể đầu tư một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao nhất cho nhà đầu tư thì việc quan trọng đầu tiên các nhà đầu tư phải làm đó là lựa chọn hình thức đầu tư. Theo Luật đầu tư năm 2020, nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong bốn hình thức đầu tư.

Trong đó, hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hay còn gọi là hợp đồng BCC) là hình thức được sử dụng phổ biến nhất.

  1. Rủi ro khi góp vốn hợp tác kinh doanh là gì?

Mặc dù là loại hợp đồng khá phổ biến trong đầu tư, hợp tác, nhưng hợp đồng hợp tác kinh doanh tồn tại những rủi ro cho các chủ đầu tư khi thực hiện hợp đồng này. Qua các nghiên cứu, có thể thấy rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm những rủi ro sau:

(1) Do không tạo thành một pháp nhân mới, không cùng một tổ chức, nên các bên sẽ phải họp, phân công một bên đứng ra làm đại diện để điều hành quản lý hoạt động chung của doanh nghiệp.

Việc này vô tình đưa tới quyền hạn của một bên có thể lấn át bên kia, khi có mâu thuẫn rất có thể dẫn tới hành vi tiêu cực hoặc những hiểu nhầm không đáng có cho bên kia. Bên còn lại thì không hoàn toàn đồng ý hoặc nhìn nhận bên điều hành bằng con mắt nghi ngờ từ đó dẫn tới phát sinh tranh chấp.

Bên cạnh đó, vì không thành lập một tổ chức kinh tế nên hai bên sẽ không có con dấu chung. Khi đó hai bên phải tiền hành thoả thuận sử dụng con dấu của một bên để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh. Điều này cũng tiềm ẩn rủi ro rất cao, dễ tranh chấp.

(2) Quyền thỏa thuận của các bên rất cao vì pháp luật cho phép, tuy nhiên nếu các bên không quy định về cơ chế vận hành, điều hành, quản lý, cơ chế về hạch toán về tài chính…một cách rõ ràng đầy đủ chi tiết.

Thì khi có tranh chấp phát sinh sẽ không có cơ chế pháp lý để điều chỉnh hoặc giải quyết. Dẫn tới việc các bên lúng túng, dùng tình cảm giải quyết với nhau thành ra câu chuyện càng khó xử lý và dẫn tới mâu thuẫn lớn hơn thậm chí dãn tới giải thể, kiện tụng.

(3) Vì bản chất hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hoạt động chung của hai bên nhằm tạo ra tài sản, tạo ra lợi nhuận như vậy lợi nhuận tạo ra sẽ thuộc sở hữu chung của hai bên, trách nhiệm phát sinh cũng là trách nhiệm của hai bên.

Vậy khi thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với bên thứ 3 thì ai sẽ là người thực hiện và cái phần nghĩa vụ của mỗi bên đối với bên thứ 3 như thế nào thì lại không thể hiện rõ, nếu một trong các bên từ chối thực hiện nghĩa vụ, thự hiện không đầy đủ trách nhiệm của mình đối với bên thứ 3 thì cơ chế pháp luật xử lý vấn đề này là rất khó.

  1. Những vấn đề phát sinh rủi ro khi góp vốn kinh doanh

Góp vốn kinh doanh liên quan đến quyền lợi riêng và chung của mỗi đối tác. Nên việc này sẽ có thể phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Có nhiều thức góp vốn và mỗi hình thức có nhiều rủi ro khác nhau:

*Hình thức hùn vốn bán hàng

Những vấn đề thường hay phát sinh là:

  • Vì tin tưởng bạn bè, người thân nên không coi trọng, làm rõ các điều kiện ràng buộc.
  • Không làm rõ trách nhiệm, phân chia công việc rõ ràng ngay từ đầu. Như việc ai nắm giữ giữ nguồn vốn chung? Ai chịu trách nhiệm ghi chép, cân đối các khoản thu chi trong quá trình kinh doanh? Ai quản lý nhân viên?

Từ đó dẫn đến nhiều hệ luỵ xấu. Các bên tham gia góp vốn sẽ dễ xảy ra cãi vã, đùn đẩy trách nhiệm khi có khó khăn và tranh giành quyền lợi về phía mình.

Để tránh xảy ra có vấn đề trên thì nhất thiết phải lập hợp đồng giấy trắng mực đen ngay từ đầu. Trong các hợp đồng phải phân rõ ràng công việc và trách nhiệm của các bên. Trong quá trình kinh doanh, nếu có khó khăn phát sinh thì cần bàn bạc, hỏi ý kiến nhau để đưa ra giải pháp cuối cùng.

* Hình thức khoán trắng vốn

Hình thức này phổ biến với những người có tiền nhưng không có kinh nghiệm kinh doanh. Thế là họ góp vốn với người có kinh nghiệm và thỏa thuận chia lợi nhuận. Đây cũng được xem là uỷ thác đầu tư. Điều này đem lại nhiều rủi ro như:

  • Người kinh doanh không đủ nghiệp vụ chuyên môn. Bạn sẽ không đảm bảo được rằng người sử dụng vốn của bạn hiệu quả và đem lại lợi nhuận.
  • Đây không phải là hợp đồng kinh tế thật sự. Vi khi giao vốn, hai bên chỉ thỏa thuận riêng với nhau. Do đó, bạn sẽ không được pháp luật bảo hộ.
  • Bạn sẽ có khả năng bị chiếm đoạt vốn. Vì bạn không có kinh nghiệm kinh doanh và không am hiểu nghiệp vụ chuyên môn.
  • Yếu tố bên ngoài như thị trường chuyển biến xấu và người cầm vốn không thể ứng phó. Việc kinh doanh thất bại, nguồn vốn của bạn cũng mất đi vô ích.

* Hình thức góp vốn vào công ty cổ phần

Hình thức góp vốn để lập công ty cổ phần rất phổ biến đối với  sự những người có nguồn vốn và “máu” kinh doanh lớn. Việc góp vốn kinh doanh theo hình thức này có những ưu điểm như:

  • Người góp vốn được đảm bảo về tư cách pháp nhân.
  • Bạn vẫn có thể tham gia vì có nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn nên với số vốn nhỏ. Các rủi ro sẽ được các thành viên cùng chia sẻ.
  • Là cổ đông, bạn có thể chuyển nhượng vốn dễ dàng, bán cổ phiếu tự do. Đây là ưu điểm mà bạn không tìm thấy ở công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên.

* Tổ chức quản lý của công ty cổ phần rất phức tạp. Sẽ có những vấn đề sẽ phát sinh như:

  • Cổ đông có nhiều người bạn không quen biết, dẫn đến sự phân chia thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau tranh lợi ích.
  • Công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ về tài chính, kế toán.
  • Nhiều cổ đông chỉ lo lãi cổ phần hàng năm mà không quan tâm đến công việc của công ty. Nên hoạt động của công ty sẽ không hiệu quả.
  • Bạn cũng không chắc chắn được ban lãnh đạo có thể đem lại lợi nhuận cho mình bao nhiêu. Vì họ có thể chỉ muốn bảo toàn hay tăng lợi tức cổ phần để nâng cao uy tín của bản thân.
  1. Làm thế nào để tránh những rủi ro khi góp vốn kinh doanh

Để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra khi cùng góp vốn kinh doanh, bạn cần:

  • Lập kế hoạch chiến lược kinh doanh chi tiết, rõ ràng.
  • Cẩn thận và thấu đáo khi chọn người để hợp tác kinh doanh
  • Phải có hợp đồng rõ ràng chi tiết với đầy đủ các điều lệ.
  • Phân chia công việc và trách nhiệm của các bên tham gia.
  • Rõ ràng trong cách phân chia lãi lỗ.

 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat