Người làm công tác kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp là ai? Doanh nghiệp nào phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ? Người làm công tác kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp phải có bằng đại học chuyên ngành gì? Qua bài viết hôm nay, cùng Pham Consult tìm hiểu về vấn đề này nhé! 

Người làm công tác kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp là ai? Doanh nghiệp nào phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ

  1. Người làm công tác kiểm toán nội bộ: Là người thực hiện công tác kiểm toán nội bộ của đơn vị.
  2. Người phụ trách kiểm toán nội bộ: Là người được cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định của đơn vị giao phụ trách công tác kiểm toán nội bộ của đơn vị.
  3. Người có liên quan của người làm công tác kiểm toán nội bộ: Là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu.

Như vậy, người làm công tác kiểm toán nội bộ doanh nghiệp là người thực hiện công tác kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp.

Theo đó, tại Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP có quy định các doanh nghiệp sau đây phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ:

– Công ty niêm yết;

– Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;

– Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

 

Người làm công tác kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp phải có bằng đại học chuyên ngành gì?

Tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 11 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:

Tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ

  1. Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.
  2. Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.
  3. Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.
  4. Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.
  5. Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.

Như vậy, người làm công tác kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp phải có bằng đại học trở các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.

Đồng thời đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.

– Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.

– Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.

 

Người làm công tác kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp không được tham gia kiểm toán của các bộ phận nào trong doanh nghiệp?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

  1. Trong công tác kiểm toán nội bộ, đơn vị phải thực hiện quy định dưới đây nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan, ngăn ngừa sự thiếu công bằng, định kiến và xung đột lợi ích:
  2. a) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không thực hiện kiểm toán đối với quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình mà mình là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đó;
  3. b) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không có những xung đột về quyền và lợi ích kinh tế với đơn vị, bộ phận được kiểm toán; người làm công tác kiểm toán nội bộ không được thực hiện kiểm toán đối với đơn vị, bộ phận mà người điều hành đơn vị, bộ phận đó là người có liên quan của mình;
  4. c) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được tham gia kiểm toán các hoạt động, các bộ phận mà mình chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó trong thời hạn 03 năm kể từ khi có quyết định không thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó;
  5. d) Đơn vị phải có biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của công tác kiểm toán nội bộ ngay trong quá trình thực hiện kiểm toán tại đơn vị, bộ phận được kiểm toán và trong giai đoạn lập, gửi báo cáo kiểm toán;

Như vậy, người làm công tác kiểm toán nội bộ không được tham gia kiểm toán các bộ phận mà mình chịu trách quản lý bộ phận đó trong thời hạn 03 năm kể từ khi có quyết định không quản lý bộ phận đó.

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat