Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và phức tạp, việc tuân thủ các quy định về hóa đơn và chứng từ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp và cá nhân vẫn cố tình vi phạm bằng cách sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế hoặc thực hiện các hành vi gian lận tài chính. Quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính, những hành vi này có thể chịu mức phạt như thế nào, cùng theo dõi bài viết dưới đây.

 

1.      Cần biết về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp

Việc xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp áp dụng theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Lưu ý:

– Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp pháp luật quy định ngoại trừ đối với mỗi trường hợp đặc thù.

– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ trường hợp được quy định cụ thể.

2.      Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp tùy thuộc hành vi và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính

a. Đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức nếu có hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp sau:

– Hóa đơn, chứng từ giả;

– Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;

– Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;

– Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

– Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

– Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

Hành vi vi phạm trên có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.

b. Đối với hành vi hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn

Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp sau được xác định thuộc nhóm hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn: sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

Trường hợp này, vi phạm bị áp dụng mức phạt tiền tương đương 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định. Lưu ý, mức phạt tiền đề cập tại mục i trên sẽ không được áp dụng.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước;

– Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có).

Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế hoặc thực hiện các hành vi gian lận tài chính có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. (Ảnh: Internet)

c. Đối với hành vi trốn thuế

Việc sử dụng hóa đơn không hợp pháp làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm được xác định là hành vi trốn thuế.

Tùy thuộc mức độ vi phạm, mức phạt tiền có thể bị áp dụng tương đương từ 1 lần đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế. Lưu ý, mức phạt tiền đề cập tại mục i trên sẽ không được áp dụng.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước;

– Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có).

3.      Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp có thể bị xử lý hình sự

Đối tượng có hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp nhằm mục đích trốn thuế có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 4, Điều 28 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (trừ trường hợp hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn làm tăng số tiền thuế phải nộp, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn bị xử phạt về thuế theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này).

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat