Thông tư 63/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Thông tư quy định về phí, lệ phí của Bộ trưởng Bộ Tài chính nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, kể từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 31/12/2025, mức phí, lệ phí nộp đơn, hồ sơ yêu cầu thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo hình thức trực tuyến được giảm 50% so với mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm Thông tư 263/2016/TT-BTC. Qua bài viết này, cùng Pham Consult tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là Bảo hộ sản phẩm trí tuệ, quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có thể là các tác giả, chủ văn bằng bảo hộ hoặc người sử dụng hợp pháp đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

Là chế định của Bộ luật dân sự về việc nhà nước công nhận quyền sở hữu của tác giả các sáng tác trong lĩnh vực công nghiệp bằng việc cấp văn bằng bảo hộ về các quyền, lợi ích, nghĩa vụ đối với sáng tác của mình trong thời gian bảo hộ. Các đối tượng sở hữu công nghiệp được nhà nước bảo hộ gồm:

  1. a) Sáng chế: giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội.
  2. b) Giải pháp hữu ích: giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
  3. c) Kiểu dáng công nghiệp: hình dáng bên ngoài của sản phẩm với đường nét hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố ấy, có tính cách mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
  4. d) Nhãn hiệu hàng hoá: những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.

đ) Tên gọi xuất xứ hàng hóa: tên địa phương, nơi sản xuất ra một mặt hàng được lấy để đặt tên cho mặt hàng. Thông thường, một số mặt hàng được gọi theo tên nơi sản xuất,

Các đối tượng sáng tác trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và các đối tượng khác mà pháp luật về sở hữu công nghiệp quy định không được bảo hộ.

Mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp từ ngày 01/01/2024 là bao nhiêu theo quy định?

– Đối với hình thức nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp:

Căn cứ Mục 1 Phần A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp từ ngày 01/01/2024 đối với hình thức nộp trực tiếp như sau:

– Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 150.000 đồng.

– Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 120.000 đồng.

– Đối với hình thức nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trực tuyến:

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 63/2023/TT-BTC bổ sung khoản 4 Điều 4 Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp online như sau:

Mức thu phí, lệ phí

  1. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp đơn, hồ sơ yêu cầu thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (gồm nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; cấp Văn bằng bảo hộ, cấp chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp) theo hình thức trực tuyến:
  2. a) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, áp dụng mức thu lệ phí bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này.
  3. b) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 trở đi, áp dụng mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp online áp dụng như sau:

Mức lệ phí kể nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp online từ ngày 01/01/2024 đến hết 31/12/2025 sẽ áp dụng mức thu lệ phí như sau:

– Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 75.000 đồng.

– Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 60.000 đồng.

Mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp online áp dụng kể từ ngày 01/01/2026 như sau:

– Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 150.000 đồng.

– Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 120.000 đồng.

 

Yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định yêu cầu tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp gồm có như sau:

– Mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ cho một đối tượng sở hữu công nghiệp duy nhất, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 101 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

– Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền sáng chế hoặc một Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.

– Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho nhiều kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:

+ Các kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm thể hiện ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;

+ Một kiểu dáng công nghiệp kèm theo một hoặc nhiều phương án là biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó, theo ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đó.

– Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau.

 

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp gồm có các tài liệu gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi khoản 32 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:

Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

  1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
  2. a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  3. b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
  4. c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  5. d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

đ1) Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen

  1. e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đơn đăng ký sở hữu công nghiệp gồm có các tài liệu sau:

– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

– Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ;

– Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen.

Thông tư 63/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 01/12/2023

 

Trên đây là những thông tin về mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp từ ngày 01/01/2024. Mong những thông tin trên sẽ giúp ích được cho công việc của bạn. 

 

 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat