Hiện nay, các vấn đề về chính sách an sinh xã hội ngày càng được quan tâm. Một trong những số đó chính là sự quan tâm của người lao động và người dân đối với tiền lương khi về hưu của mình. Qua bài viết hôm nay, Pham Consult sẻ thông tin đến các bạn về nhóm các đối tượng được tăng lương hưu trong năm 2023 này. Hãy cùng theo dõi nhé!
Các đối tượng được tăng lương hưu năm 2023 gồm những ai?
Vừa qua, Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh tăng lương hưu năm 2023 cho một số đối tượng tại Nghị định 42/2023/NĐ-CP.
Theo đó, từ ngày 01/7/2023, việc tăng lương hưu theo Nghị định 42/2023/NĐ-CP được thực hiện như sau:
– Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP đã được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.
– Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.
Cụ thể, đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu năm 2023 theo Nghị định 42/2023/NĐ-CP được xác định như sau:
(1) Các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước 01/7/2023:
– Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg); quân nhân, CAND và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
– Cán bộ xã, phường, thị trấn.
– Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 206-CP năm 1979.
– Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 130-CP năm 1975 và Quyết định 111-HĐBT năm 1981.
– Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 38/2010/QĐ-TTg).
– CAND đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg năm 2010.
– Quân nhân, CAND, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, CAND đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
(2) Các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/01/1995, sau khi thực hiện điều chỉnh vẫn có mức lương hưu dưới 3.000.000 đồng/tháng.
Trong 02 tháng cuối năm 2023 (tháng 11 và tháng 12/2023), vẫn chưa có quy định hay thông báo nào về việc điều chỉnh tăng lương hưu trong thời gian này. Do vậy, nếu không có gì thay đổi, các đối tượng được tăng lương hưu năm 2023 chỉ bao gồm những người thuộc danh sách tăng lương hưu đợt tháng 7/2023 nêu trên.
Tin mới về tăng lương hưu 2024 ra sao?
Theo phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế – xã hội Việt Nam 2023 của Chủ tịch Quốc hội, rất có thể việc cải cách tiền lương sẽ bắt đầu áp dụng từ 1/7/2024.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23/10/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024.
Theo đó, dự kiến đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 01/7/2024.
Ngoài ra, Chính phủ cũng bố trí nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo kết luận của Trung ương; dành nguồn thực hiện điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng được ngân sách đảm bảo; tăng chế độ ưu đãi người có công và một số chế độ an sinh xã hội đảm bảo bù đắp một phần trượt giá và có tăng thêm…
Như vậy, có thể thấy, từ 01/7/2024 Chính phủ sẽ thực hiện tăng lương hưu đồng thời với việc cải cách tiền lương.
Đồng thời, khi thực hiện cải cách tiền lương thì sẽ bỏ đi mức lương cơ sở.
Tuy nhiên, theo quy định hiện nay thì trường hợp người lao động nhận lương do nhà nước chi trả, bắt đầu tham gia BHXH từ trước ngày 01/01/2016 thì sẽ dùng mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ để điều tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Do đó, có thể khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ tiến hành điều chỉnh chế độ lương hưu đối với những người này sao cho phù hợp với việc bỏ đi mức lương cơ sở.
Công thức tính lương hưu theo quy định hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, việc tính lương hưu đối với người nghỉ hưu tham gia BHXH bắt buộc được thực hiện theo công thức sau:
Mức lương hưu hàng tháng | = | Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng | X | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Trong đó:
(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:
Năm nghỉ hưu | Tỷ lệ hưởng lương hưu | Số năm đóng BHXH tương ứng | Tỷ lệ cộng thêm |
Từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018 | 45% | 15 năm | Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ. |
Từ ngày 01/01/2018 trở đi | 45% | – Lao động nữ: 15 năm
– Lao động nam: + 16 năm nếu nghỉ hưu năm 2018; + 17 năm nếu nghỉ hưu năm 2019; + 18 năm nếu nghỉ hưu năm 2020; +19 năm nếu nghỉ hưu năm 2021; + 20 năm nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi. |
Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. |
Trong đó:
– Mức tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%.
– Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
(2) Mức lương bình quân đóng BHXH
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
Như vậy, qua bài viết trên chúng ta đã có thêm thông tin về nhóm đối tượng được tăng lương hưu vào năm 2023. Mong những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn.