Lợi nhuận sau thuế là một đầu mục rất quan trọng, được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Nó là một đầu mục nằm trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Và còn là thước đo tài chính để nhận biết được doanh nghiệp đó có đang hoạt động hiệu quả hay không. Vậy lợi nhuận sau thuế là gì, cách tính lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp cần nắm những gì… cùng chúng tôi phân tích ngay trong bài viết dưới đây nhé.
1. Lợi nhuận sau thuế là gì?
Lợi nhuận sau thuế được biết là khoản lợi nhuận cuối cùng, sau khi lấy doanh thu trừ đi phần chi phí và thuế phải nộp lại cho nhà nước. Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế còn có một tên gọi khác là “lợi nhuận ròng” hay “lãi ròng”.
Sau một năm hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện quyết toán thuế để thống kê và chốt số thuế đã phải nộp cho nhà nước. Dựa vào tổng số tiền phải nộp, tổng doanh thu và chi phí thì ta sẽ tính ra được lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Cũng vào thời điểm cuối năm này, các cổ đông của doanh nghiệp sẽ họp bàn để chia cổ tức. Và đưa ra phương án, kế hoạch, cũng như quyết định số tiền tái đầu tư kinh doanh cho năm sau.
Thông thường, các khoản lợi nhuận sau thuế sẽ được các cổ đông dùng để tái đầu tư, chia cổ tức, cho vào quỹ khen thưởng, phúc lợi,… Tuy nhiên, cũng có một vài doanh nghiệp không thực hiện chia cổ tức, cũng không chi vào một dòng quỹ nào đó thì đây được gọi là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Và dòng tiền này sẽ được cộng dồn sang kỳ tiếp theo.
2. Yếu tố tác động đến lợi nhuận sau thuế
Các yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế bao gồm 3 yếu tố chính: Chi phí vận hành của doanh nghiệp, giá nhập gốc của sản phẩm và khoản thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Chi phí để vận hành doanh nghiệp: Nếu chi phí vận hành doanh nghiệp càng thấp thì lợi nhuận sau thuế sẽ càng cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần tối ưu tối đa chi phí vận hành cho doanh nghiệp. Mức chi phí chỉ nên chiếm khoảng 30% so với doanh thu tháng của doanh nghiệp.
- Giá gốc sản phẩm: Nếu doanh nghiệp có giá gốc càng thấp thì khoản lợi nhuận ròng nhận về càng cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần đưa ra phương án tối ưu nhất cho giá gốc sản phẩm. Ví dụ, doanh nghiệp có thể tìm kiếm bên cung cấp nguồn hàng với mức giá rẻ nhất. Tuy nhiên, không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà doanh nghiệp còn phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Cân bằng giữa hai tiêu chí này, doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh về sản phẩm, cũng như thu về khoản lợi nhuận ròng cao.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Khoản thuế phải nộp cho nhà nước là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn gia tăng lợi nhuận thì có thể tăng thời gian làm việc, nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng quy mô phát triển của doanh nghiệp.
3. Nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế
Mỗi doanh nghiệp sẽ có các nguyên tắc quản lý tài chính và phân chia lợi nhuận sau thuế khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế thì phải tuân thủ theo quy định. Cụ thể:
- Trích vào quỹ dự phòng tài chính.
- Cho vào các quỹ đặc biệt đã được quy định.
- Dựa vào văn bản hợp đồng đã được ký, thực hiện chia lãi cho các bên góp vốn như quy định.
- Trừ đi các khoản lỗ của năm trước đã hết hạn vào lợi nhuận trước thuế như đã quy định.
- Đóng góp tối đa 30% vào quỹ đầu tư và phát triển của doanh nghiệp.
- Đóng góp vào quỹ phúc lợi, khen thưởng cho nhân viên của công ty.
- Đóng góp vào quỹ thưởng bộ phận quản lý doanh nghiệp, các kiểm soát viên.
- Cuối cùng, khi đã đóng góp xong cho các khoản kể trên, số lợi nhuận còn lại sẽ được chia cho các thành viên. Hoặc sẽ được chia cổ tức cho các thành viên cổ đông.
4. Cách tính lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
Hiện nay, cách tính lợi nhuận sau thuế được các doanh nghiệp áp dụng theo công thức đầy đủ dưới đấy. Cụ thể:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong đó:
- Tổng doanh thu: là toàn bộ khoản doanh thu bán được từ các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp được tính trong một năm tài chính. Chi phí được tính bằng cách lấy tổng số lượng hàng hóa và dịch vụ đã bán nhân với giá của hàng hóa và dịch vụ.
- Tổng chi phí: là các khoản chi phí doanh nghiệp đã phải bỏ để tạo thành sản phẩm, dịch vụ. Một số khoản chi phí điển hình như: nguyên vật liệu, chi phí thuê kho, bãi, máy móc, chi phí thuê người lao động, chi phí vận hành doanh nghiệp,… Và tổng chi phí được tính bằng các khoản chi phí của sản xuất kinh doanh + chi phí tài chính + các khoản chi phí khác.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế trực thu, được truy thu trực tiếp vào khoản thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp. Bao gồm các khoản: thu nhập từ hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hóa hoặc dịch vụ và các khoản thu nhập khác, được quy định theo pháp luật Nhà nước.
Nếu doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp cần phải tối ưu nguồn tổng chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ tăng lên, và nếu ngược lại thì lợi nhuận ròng sẽ giảm xuống.
Ngoài ra, để biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu trong tổng doanh thu đạt được của doanh nghiệp, bạn có thể tính theo công thức tính lợi nhuận ròng. Thông qua công thức tính này, doanh nghiệp cũng có thể đánh giá được tình hình kinh doanh của công ty có đang thực sự hiệu quả hay không và hiệu quả ở mức độ nào. Công thức cụ thể như sau:
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – (30% Chi phí + 10% VAT) – 20% Thuế doanh nghiệp
Khoản lợi nhuận ròng bị ảnh hưởng rất nhiều từ khoản chi phí hoạt động doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận ròng thì cần có cách tối ưu khoản chi phí này. Hiện nay, các doanh nghiệp đang duy trì mức chi phí hoạt động của mình ở mức 5%.
5. Ý nghĩa của số liệu lợi nhuận sau thuế
Xác định được lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp. Cụ thể:
- Doanh nghiệp xác định được lợi nhuận sau thuế, cũng chính là xác định được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn 0, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ. Và nếu lợi nhuận sau thuế có giá trị lớn hơn 0 chứng tỏ công ty đang kinh doanh có lãi.
- Lợi nhuận sau thuế phản ánh sự kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Trường hợp, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ doanh thu cao thì năng lực chuyển hóa doanh thu thành lợi nhuận của doanh nghiệp càng tốt.
- Lợi nhuận sau thuế càng cao thì phần phân chia cổ tức sẽ càng nhiều.
- Góp phần thay đổi định giá của giá cổ phiếu doanh nghiệp. Bởi giá cổ phiếu của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, các chỉ số lợi nhuận sau thuế thường được các nhà đầu tư theo dõi rất chặt chẽ. Từ đó, đánh giá xem khả năng tạo thu nhập của doanh nghiệp đó theo thời gian.
Tổng kết lại, lợi nhuận sau thuế là yếu tố vô cùng quan trọng và có nhiều tác động đến việc đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần có phương án điều chỉnh và tối ưu các chỉ số có ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của mình. Pham Consult mong những thông tin trên sẽ giúp ích được cho công việc của bạn