Trong việc tính thuế Thu nhập Doanh nghiệp, khoản lương do người lao động tự nguyện làm thêm giờ luôn được thắc mắc có được tính vào khoản chi phí khấu trừ thuế cho doanh nghiệp hay không? Qua bài viết hôm nay, hãy cùng Pham Consult tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Quy định làm thêm giờ đối với người lao động thế nào?

Hiện nay, việc làm thêm giờ của người lao động được Bộ luật lao động 2019 quy định tại Điều 107 như sau:

Làm thêm giờ

  1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
  2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
  3. a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
  4. b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
  5. c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  6. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
  7. a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
  8. b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
  9. c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
  10. d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

  1. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ của người lao động được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

  1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
  2. a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
  3. b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
  4. c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Theo đó, người lao động làm thêm giờ phải đảm bảo nguyên tắc không quá 200 giờ/năm và một số ngành nghề công việc đặc biệt thì được làm thêm không quá 300 giờ/năm và được chi trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định Bộ luật Lao động 2019.

 

Trả lương làm thêm giờ vượt mức quy định có được tính vào chi phí được trừ Thuế TNDN không?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn các khoản chi được trừ thuế TNDN như sau:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

  1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
  2. a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  3. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  4. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Như vậy, khoản chi tiền lương làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, nếu khoản chi đó có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Đối với khoản chi làm thêm giờ vượt mức 200-300 giờ/người/năm là vi phạm pháp luật về lao động nên không đảm bảo điều kiện để được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Các trường hợp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2024?

Các trường hợp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2024 dựa trên quy định Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013, Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 tại Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 như sau:

(1) Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.

(2) Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.

(3) Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.

(4) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và có số lao động bình quân trong năm từ hai mươi người trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.

(5) Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.

(6) Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

(7) Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

(8) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải.

(9) Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội;

Thu nhập của các quỹ tài chính nhà nước và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật; thu nhập của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

(10) Phần thu nhập không chia của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;

Phần thu nhập không chia của cơ sở y tế thực hiện xã hội hóa nhưng không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, lĩnh vực xã hội hóa khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác;

Phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.

(11) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

 

Như vậy, qua bài viết trên Pham Consult đã cùng bạn tìm hiểu thêm về việc khoản lương làm thêm ngoài giờ tự nguyện của người lao động có được tính vào chi phí khấu trừ Thuế Thu nhập Doanh nghiệp không? Mong những thông tin trên sẽ giúp ích được cho công việc của bạn. 

 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat