Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi nào? Doanh nghiệp bảo hiểm được dùng tiền ký quỹ khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt đúng không? Báo cáo đánh giá khả năng thanh toán và quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm phải có ý kiến xác nhận của ai? Qua bài viết hôm nay, cùng Pham Consult tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 110 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Khả năng thanh toán
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
- a) Trích lập dự phòng nghiệp vụ đầy đủ;
- b) Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Trích lập dự phòng nghiệp vụ đầy đủ;
– Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn.
Lưu ý: Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động.
Doanh nghiệp bảo hiểm được dùng tiền ký quỹ khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt đúng không?
Căn cứ vào Điều 96 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định như sau:
Ký quỹ
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải sử dụng một phần vốn điều lệ, vốn được cấp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
- Mức tiền ký quỹ bằng 02% vốn điều lệ tối thiểu, vốn được cấp tối thiểu tại thời điểm thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chỉ được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt.
Theo đó, việc sử dụng tiền ký quỹ trong trường hợp nêu trên phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
Báo cáo đánh giá khả năng thanh toán và quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm phải có ý kiến xác nhận của ai?
Căn cứ vào Điều 105 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định như sau:
Kiểm toán độc lập
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện kiểm toán độc lập hằng năm đối với báo cáo tài chính năm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải có ý kiến xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập đối với báo cáo đánh giá khả năng thanh toán và quản trị rủi ro; báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm; báo cáo hoạt động của quỹ liên kết chung, quỹ liên kết đơn vị, quỹ hưu trí.
- Tổ chức kiểm toán độc lập khi thực hiện kiểm toán, xác nhận đối với báo cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm sau đây:
- a) Tuân thủ quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập;
- b) Sử dụng Chuyên gia tính toán khi kiểm toán tỷ lệ an toàn vốn, dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; chuyên gia về quản trị rủi ro khi kiểm toán quản trị rủi ro và các chuyên gia khác tương ứng với nội dung kiểm toán độc lập;
- c) Giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp có yêu cầu của Bộ Tài chính;
- d) Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính khi phát hiện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có sai phạm trọng yếu trong các báo cáo được kiểm toán, xác nhận do không tuân thủ pháp luật, có gian lận bảo hiểm, có giao dịch bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tài chính hoặc quyền lợi của người tham gia bảo hiểm;
đ) Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Theo đó, báo cáo đánh giá khả năng thanh toán và quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm phải có ý kiến xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập.