Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì? Khi nào cần xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Tại sao cần phải có Giấy chứng nhận dăng ký đầu tư? Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư và thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như thế nào? Qua bài viết hôm nay, cùng Pham Consult tìm hiểu về vấn đề này nhé!

  1. Giấy đăng ký chứng nhận đầu tư là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Investment Registration Certificate – IRC) là một loại giấy phép do các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài có vốn đầu tư.

Theo khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Giấy này chứng nhận rằng tổ chức hoặc cá nhân đã được phép thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

  1. Nhưng trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Căn cứ quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư 2020 thì các trường hợp phải xin và không phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020.
  1. Tại sao cần phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam bắt buộc phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vì các lý do sau:

  • Đăng ký giấy chứng nhận đầu tư là để giúp Nhà nước quản lý việc đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Là điều kiện cần thiết để dự án đầu tư có thể đi vào hoạt động một cách bình thường;
  • Là cơ sở pháp lý minh chứng cho dự án đầu tư được Nhà nước Việt Nam cho phép hoạt động hợp pháp. Giúp nhà đầu tư an tâm khi thực hiện đầu tư vào dự án;
  • Những dự án được cấp phép sẽ được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ từ Chính phủ.

Nhìn chung, việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là bắt buộc đối với hoạt động kinh doanh có yếu tố vốn nước ngoài, để đảm bảo Nhà nước có thể quản lý tốt hoạt động cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

  1. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo Điều 40 Luật Đầu tư 2020, nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm có, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ghi nhận những thông tin sau của dự án đầu tư:

  • Tên dự án đầu tư.
  • Nhà đầu tư.
  • Mã số dự án đầu tư.
  • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
  • Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
  • Vốn đầu tư của dự án đầu tư, (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
  • Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
  • Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, gồm:
    • Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.
    • Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
  • Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng, (nếu có).
  • Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, (nếu có).
  1. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Tại Điều 35 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư như sau:

  • Thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư và thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
  • Căn cứ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư;
  • Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên, căn cứ đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đã trúng đấu giá, trúng thấu;

Dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư và thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị.

  • Đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận nhà đầu tư, Ban quản lý khu kinh tế quyết định chấp thuận nhà đầu tư đồng thời với cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nếu có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận nhà đầu tư
  1. Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là bao lâu?

Thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư phụ thuộc vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. Theo đó, thời hạn này của Giấy chứng nhận đầu tư không được vượt quá thời hạn của dự án đầu tư. Vì thế,căn cứ theo Luật Đầu tư, thời hạn tối đa của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:

  • Không quá 70 năm đối với dự án đầu tư trong khu kinh tế.
  • Không quá 50 năm đối với dự án đầu tư ngoài khu kinh tế.
  • Không quá 70 năm đối với dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm.

 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat