Với sự phát triển của công nghệ hiện nay áp dụng các chứng từ điện tử trong hoạt động kế toán không còn quá xa lạ với chúng ta. Vậy hủy chứng từ kế toán là gì? hủy chứng từ kế toán điện tử tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như thế nào? Qua bài viết hôm nay hãy cùng Pham Consult tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

 

Hủy chứng từ kế toán điện tử là gì?

Hủy chứng từ kế toán điện tử được giải thích tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 38/2013/TT-NHNN như sau:

Hủy chứng từ điện tử là việc làm cho chứng từ không có giá trị sử dụng.

Như vậy, theo quy định trên thì hủy chứng từ kế toán điện tử là việc làm cho chứng từ không có giá trị sử dụng.

 

Việc hủy chứng từ kế toán điện tử tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như thế nào?

Việc hủy chứng từ kế toán điện tử tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2013/TT-NHNN như sau:

Hủy và tiêu hủy chứng từ điện tử

Việc hủy và tiêu hủy chứng từ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 23 Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó tại Điều 15 Nghị định 35/2007/NĐ-CP như sau:

Hủy chứng từ điện tử

  1. Chứng từ điện tử đang trong thời gian hiệu lực bị hủy phải được ghi ký hiệu riêng thể hiện chứng từ điện tử đó đã bị hủy; nguyên nhân, lý do hủy và phải được lưu trữ riêng bằng phương tiện điện tử để theo dõi.
  2. Việc hủy chứng từ điện tử đang trong thời gian hiệu lực được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì việc hủy chứng từ kế toán điện tử tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như sau:

– Chứng từ điện tử đang trong thời gian hiệu lực bị hủy phải được ghi ký hiệu riêng thể hiện chứng từ điện tử đó đã bị hủy; nguyên nhân, lý do hủy và phải được lưu trữ riêng bằng phương tiện điện tử để theo dõi.

– Việc hủy chứng từ điện tử đang trong thời gian hiệu lực được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

Bảng kê chứng từ kế toán điện tử tại mỗi đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phải đáp ứng yêu cầu nào?

Bảng kê chứng từ kế toán điện tử tại mỗi đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phải đáp ứng yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 38/2013/TT-NHNN như sau:

Lưu trữ chứng từ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước

  1. Việc lưu trữ chứng từ điện tử chỉ được thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, điều kiện theo quy định tại Điều 20, Điều 21 Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng và đảm bảo tuân thủ Phương án bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
  2. Việc lưu trữ chứng từ điện tử phải thực hiện đồng thời với việc lập, in và lưu trữ Bảng kê chứng từ điện tử phát sinh tại mỗi đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước. Yêu cầu đối với việc lập Bảng kê chứng từ điện tử như sau:
  3. a) Bảng kê chứng từ điện tử phải phản ánh được các nội dung chủ yếu của từng chứng từ phát sinh trong ngày tại đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và được in ra vào cuối mỗi ngày làm việc. Các nội dung chủ yếu trên chứng từ cần được phản ánh trên Bảng kê chứng từ điện tử bao gồm: Số hiệu chứng từ, tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có, số tiền và tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
  4. b) Bảng kê chứng từ điện tử phải có đủ chữ ký của Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, trưởng phòng kế toán và người lập Bảng kê chứng từ điện tử. Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm về tính chính xác, khớp đúng của Bảng kê chứng từ điện tử với chứng từ gốc;
  5. c) Bảng kê chứng từ điện tử phải được lưu trữ theo đúng quy định về lưu trữ chứng từ kế toán.
  6. Trường hợp không đáp ứng được các quy định nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện in chứng từ ra giấy để lưu trữ theo quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì bảng kê chứng từ kế toán điện tử tại mỗi đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phải đáp ứng yêu cầu sau:

– Bảng kê chứng từ điện tử phải phản ánh được các nội dung chủ yếu của từng chứng từ phát sinh trong ngày tại đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và được in ra vào cuối mỗi ngày làm việc. Các nội dung chủ yếu trên chứng từ cần được phản ánh trên Bảng kê chứng từ điện tử bao gồm: Số hiệu chứng từ, tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có, số tiền và tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

– Bảng kê chứng từ điện tử phải có đủ chữ ký của Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, trưởng phòng kế toán và người lập Bảng kê chứng từ điện tử. Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm về tính chính xác, khớp đúng của Bảng kê chứng từ điện tử với chứng từ gốc;

– Bảng kê chứng từ điện tử phải được lưu trữ theo đúng quy định về lưu trữ chứng từ

 

Như vậy, qua bài viết trên Pham Consult đã cùng bạn tìm hiểu về việc huỷ chứng từ kế toán tại Ngân hàng nhà nước như thế nào. Mong những thông tin trên sẽ bổ ích đối với công việc của bạn.

 

 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat