Giấy phép lao động là một loại giấy tờ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp nhằm cho phép người lao động mang quốc tịch nước ngoài được làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp. Theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động nước ngoài muốn gia nhập vào thị trường lao động của Việt Nam bắt buộc phải có giấy phép này để một phần bảo đảm cơ hội việc làm cho công dân Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà làm luật vẫn có quy định một số trường hợp “miễn giấy phép lao động” cho người lao động nước ngoài trong một số trường hợp nhất định. Và đây là một quy định tương đối quan trọng đối với các quý doanh nghiệp đã, đang và sẽ có nhu cầu sử dụng người lao động. Nhận biết được điều đó, trên tinh thần mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp, Pham Consult sẽ thông tin đến quý doanh nghiệp về các trường hợp cũng như trình tự, thủ tục đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động thông qua bài viết này.

Văn bản pháp luật liên quan:

  • Bộ luật Lao động hiện hành;
  • Nghị định 152/2020/NĐ-CP
  • Nghị định 70/2023/NĐ-CP
  1. Các trường hợp người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động:

Căn cứ theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động hiện hành thì các trường hợp người lao động được miễn giấy phép lao động bao gồm:

  1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
  2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
  3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt đông của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
  4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
  7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
  10. Hồ sơ đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì bộ hồ sơ mà quý doanh nghiệp cần chuẩn bị để đề nghị xác nhận người lao được được miễn giấy phép lao động bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị xác nhân người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
  2. Giấy chứng nhân sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị dịnh này;
  3. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;
  4. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;
  5. Các giấy tờ để minh chứng người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Lưu ý:

Các giấy tờ tại điểm b, c, e là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp phpas hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

  1. Các trình tự, thủ tục cần thực hiện:

     Thủ tục thực hiện: Căn cứ theo điểm b khoản 2 và khoản 13 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì Người sử dụng lao động sẽ phải gửi đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm viêc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc.

Đối với các trường hợp quy định tại khoản 4, 6, 8 Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 1, 2, 8 và 11 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì Người sử dụng lao động không cần làm thủ tục xác nhận nêu trên với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

     Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Trước 10 ngày từ ngày bắt đầu làm việc, nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhân đến Sở
  • Bước 2: Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhân đủ hồ sơ, Sở ra văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Thời gian dự kiến hoàn thành: Từ 10 đến 15 ngày

Nếu Quý doanh nghiệp có bất kỳ vướng mắt nào hoặc cần sự hỗ trợ trong quá trình thực hiện thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Pham Consult để nhận được sự hỗ trợ tận tình nhất và chất lượng dịch vụ tốt nhất.

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat