Hiện nay, trong đời sống xã hội toàn cầu hoá nền lao động nước ta có rất nhiều người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Do đó, việc nắm rõ những quy định trả lương cho người nước ngoài là điều cần thiết. Trong bài viết dưới đây, Pham Consult sẽ cung cấp thông tin về những quy định trả lương cho người nước ngoài trong thời gian thử việc.

Doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động nước ngoài trong thời gian thử việc là bao nhiêu?

Doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động nước ngoài trong thời gian thử việc là bao nhiêu, thì theo Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Đối tượng áp dụng

  1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
  2. Người sử dụng lao động.
  3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Và Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Theo đó, tiền lương của người lao động nước ngoài trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Và quy định này chỉ quy định mức tối thiểu là 85% không có quy định mức tối đa do đó nếu anh muốn trả lương cho người lao động nước ngoài trong thời gian thử việc bằng 100% mức lương công việc đó thì hoàn toàn có thể thực hiện.

Doanh nghiệp trả lương cho người lao động nước ngoài trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó thì có bị xử phạt không?

Doanh nghiệp trả lương cho người lao động nước ngoài trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó thì bị xử phạt theo điểm c khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về thử việc

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
  3. b) Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.
  4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  5. a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
  6. b) Thử việc quá thời gian quy định;
  7. c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
  8. d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
  9. Biện pháp khắc phục hậu quả
  10. a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
  11. b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.

Và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần

  1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, doanh nghiệp trả lương cho người lao động nước ngoài trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động nước ngoài này.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp trả lương cho người lao động nước ngoài trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó là bao lâu?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp trả lương cho người lao động nước ngoài trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó được quy định tại Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

  1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Dẫn chiếu đến a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

  1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
  2. a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:

Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp trả lương cho người lao động nước ngoài trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó là 01 năm.

Qua bài viết trên, Pham Consult hy vọng đã cung cấp được những thông tin bổ ích cũng như những vấn đề bạn đang gặp phải. Nếu có vướng mắc hay đang gặp các vấn đề trên, hãy liên hệ Pham Consult để được hỗ trợ.

 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat