Hiện nay những vấn đề liên quan đến bảo hiểm đang được xã hội và người dân Việt Nam quan tâm. Vậy doanh nghiệp bảo hiểm là gì? Doanh nghiệp bảo hiểm phải thành lập Hội đồng đầu tư quỹ liên kết đơn vị để tiến hành những hoạt động nào? Qua bài viết hôm nay, hãy cùng Pham Consult tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Doanh nghiệp bảo hiểm là gì?
Theo quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2020 thì: “Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.”
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm gồm các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải thành lập Hội đồng đầu tư quỹ liên kết đơn vị để tiến hành những hoạt động nào?
Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phải thành lập Hội đồng đầu tư được quy định tại khoản 1 Điều 112 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Hội đồng đầu tư quỹ liên kết đơn vị
- Doanh nghiệp bảo hiểm phải thành lập Hội đồng đầu tư để tiến hành các hoạt động sau đây:
- a) Phê duyệt chính sách, quy trình đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị trên cơ sở thận trọng nhất để đảm bảo an toàn các tài sản của quỹ liên kết đơn vị và phù hợp với mục tiêu, chiến lược đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị đã công bố với khách hàng. Phê duyệt sổ tay định giá và thống nhất sử dụng sổ tay định giá khi sử dụng nhiều hơn 01 Công ty quản lý quỹ liên kết đơn vị. Mọi thay đổi trong quy chế, chính sách và quy trình đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị phải được Hội đồng đầu tư thông qua trước khi áp dụng;
- b) Quyết định việc đóng quỹ liên kết đơn vị để chuyển đổi các tài sản sang một quỹ liên kết đơn vị mới có cùng các mục tiêu đầu tư; thay đổi tên của quỹ liên kết đơn vị; chia tách hoặc sáp nhập các đơn vị quỹ liên kết đơn vị hiện có hoặc ngừng định giá đơn vị quỹ liên kết đơn vị và các giao dịch liên quan đến hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt được quy định tại hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên mua bảo hiểm;
- c) Phê duyệt việc lựa chọn tài sản đầu tư phù hợp với các hạn mức đầu tư quy định tại Điều 108 Nghị định này;
- d) Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quy định của pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp bảo hiểm phải thành lập Hội đồng đầu tư quỹ liên kết đơn vị để tiến hành các hoạt động sau đây:
(1) Phê duyệt chính sách, quy trình đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị trên cơ sở thận trọng nhất để đảm bảo an toàn các tài sản của quỹ liên kết đơn vị và phù hợp với mục tiêu, chiến lược đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị đã công bố với khách hàng.
Phê duyệt sổ tay định giá và thống nhất sử dụng sổ tay định giá khi sử dụng nhiều hơn 01 Công ty quản lý quỹ liên kết đơn vị.
Mọi thay đổi trong quy chế, chính sách và quy trình đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị phải được Hội đồng đầu tư thông qua trước khi áp dụng;
(2) Quyết định việc:
– Đóng quỹ liên kết đơn vị để chuyển đổi các tài sản sang một quỹ liên kết đơn vị mới có cùng các mục tiêu đầu tư;
– Thay đổi tên của quỹ liên kết đơn vị;
– Chia tách hoặc sáp nhập các đơn vị quỹ liên kết đơn vị hiện có hoặc ngừng định giá đơn vị quỹ liên kết đơn v;
– Các giao dịch liên quan đến hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt được quy định tại hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên mua bảo hiểm;
(3) Phê duyệt việc lựa chọn tài sản đầu tư phù hợp với các hạn mức đầu tư quy định tại Điều 108 Nghị định 46/2023/NĐ-CP;
(4) Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Hội đồng đầu tư quỹ liên kết đơn vị của doanh nghiệp bảo hiểm phải có bao nhiêu thành viên?
Hội đồng đầu tư quỹ liên kết đơn vị của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 112 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Hội đồng đầu tư quỹ liên kết đơn vị
…
- Hội đồng đầu tư có ít nhất 03 thành viên, trong đó có:
- a) 01 thành viên là chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm;
- b) 01 thành viên là người lao động trong doanh nghiệp bảo hiểm hoặc công ty mẹ của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Công ty quản lý quỹ có chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính (CFA) hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc bằng cấp chuyên ngành tương đương và có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm quản lý hoạt động của quỹ mở hoặc quỹ liên kết đơn vị;
- c) 01 thành viên là luật sư của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc công ty mẹ của doanh nghiệp bảo hiểm; có trình độ chuyên môn về pháp luật trong lĩnh vực đầu tư hoặc có thời gian tối thiểu 5 năm trực tiếp làm việc lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.
…
Như vậy, theo quy định, Hội đồng đầu tư quỹ liên kết đơn vị của doanh nghiệp bảo hiểm phải có ít nhất 03 thành viên, trong đó có:
(1) 01 thành viên là chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm;
(2) 01 thành viên là người lao động trong doanh nghiệp bảo hiểm hoặc công ty mẹ của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Công ty quản lý quỹ;
(3) 01 thành viên là luật sư của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc công ty mẹ của doanh nghiệp bảo hiểm.
Quyết định của Hội đồng đầu tư quỹ liên kết đơn vị được thông qua theo hình thức nào?
Quyết định của Hội đồng đầu tư quỹ liên kết đơn vị được quy định tại khoản 3 Điều 112 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Hội đồng đầu tư quỹ liên kết đơn vị
…
- c) 01 thành viên là luật sư của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc công ty mẹ của doanh nghiệp bảo hiểm; có trình độ chuyên môn về pháp luật trong lĩnh vực đầu tư hoặc có thời gian tối thiểu 5 năm trực tiếp làm việc lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.
- Hội đồng đầu tư phải họp định kỳ hàng quý và có thể họp bất thường theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Quyết định của Hội đồng đầu tư được thông qua biểu quyết tại các cuộc họp trực tiếp, họp thông qua điện thoại, internet và các phương tiện truyền tin nghe, nhìn, hoặc dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
Như vậy, quyết định của Hội đồng đầu tư quỹ liên kết đơn vị được thông qua biểu quyết tại các cuộc họp trực tiếp, họp thông qua điện thoại, internet và các phương tiện truyền tin nghe, nhìn, hoặc dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
Trên đây là những thông tin về doanh nghiệp bảo hiểm và những vấn đề xung quanh trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp bảo hiểm. Mong những thông tin trên sẽ giúp ích được cho công việc của bạn.