Với tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay, việc xảy ra rủi ro ở chính các thị trường chứng khoán không còn gì mới lạ. Vậy khi xảy ra những biến đổi xấu của thị trường các rủi ro chính mà Công ty Chứng khoán có thể đối mặt là những rủi ro nào. Qua bài viết hôm nay hãy cùng Pham Consult
1. Các rủi ro chính mà công ty chứng khoán có thể đối mặt là những rủi ro nào?
Các rủi ro chính mà công ty chứng khoán có thể đối mặt được quy định tại khoản 2 Điều 15 Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định 105/QĐ-UBCK năm 2013 như sau:
Xác định rủi ro
- Công ty chứng khoán phải quy định bằng văn bản quy trình xác định rủi ro.
- Các rủi ro chính mà công ty chứng khoán có thể đối mặt là rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro tập trung và các rủi ro khác theo phân loại của từng công ty chứng khoán.
Như vậy, theo quy định, các rủi ro chính mà công ty chứng khoán có thể đối mặt bao gồm:
(1) Rủi ro thị trường;
(2) Rủi ro thanh toán;
(3) Rủi ro thanh khoản;
(4) Rủi ro pháp lý;
(5) Rủi ro hoạt động;
(6) Rủi ro tập trung;
(7) Các rủi ro khác theo phân loại của từng công ty chứng khoán.
2. Có những bước cần thiết nào để công ty chứng khoán lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro?
Các bước cần thiết để lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro được quy định tại khoản 3 Điều 19 Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định 105/QĐ-UBCK năm 2013 như sau:
Xử lý rủi ro
- Công ty chứng khoán phải quy định bằng văn bản quy trình xử lý đối với từng rủi ro mà công ty chứng khoán gặp phải.
- Sau khi đánh giá và tổng kết rủi ro, công ty chứng khoán phải áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp với những rủi ro gặp phải.
- Các bước cần thiết để lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro:
- a) Xác định các biện pháp ứng phó sẵn có;
- b) Đánh giá ưu và nhược điểm của mỗi biện pháp xử lý, trong đó có việc phân tích chi phí lợi ích, phân tích sử dụng ngân sách;
- c) Xây dựng kế hoạch xử lý, trong đó có trách nhiệm thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện, kết quả dự báo, hoạch định và xem xét nguồn lực tài chính và thủ tục đánh giá;
- d) Thực hiện kế hoạch xử lý: Sau khi đã tiến hành xử lý rủi ro, nếu còn có các rủi ro chưa tính đến, các thủ tục tương ứng phải được lặp đi lặp lại cho đến khi rủi ro nằm trong mức độ có thể chấp nhận được.
…
Như vậy, theo quy định, các bước cần thiết để công ty chứng khoán lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro bao gồm:
(1) Xác định các biện pháp ứng phó sẵn có;
(2) Đánh giá ưu và nhược điểm của mỗi biện pháp xử lý, trong đó có việc phân tích chi phí lợi ích, phân tích sử dụng ngân sách;
(3) Xây dựng kế hoạch xử lý, trong đó có trách nhiệm thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện, kết quả dự báo, hoạch định và xem xét nguồn lực tài chính và thủ tục đánh giá;
(4) Thực hiện kế hoạch xử lý: Sau khi đã tiến hành xử lý rủi ro, nếu còn có các rủi ro chưa tính đến, các thủ tục tương ứng phải được lặp đi lặp lại cho đến khi rủi ro nằm trong mức độ có thể chấp nhận được.
3. Các biện pháp sẵn có để công ty chứng khoán xử lý rủi ro gồm những biện pháp nào?
Các biện pháp sẵn có để xử lý rủi ro được quy định tại khoản 4 Điều 19 Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định 105/QĐ-UBCK năm 2013 như sau:
Xử lý rủi ro
- Công ty chứng khoán phải quy định bằng văn bản quy trình xử lý đối với từng rủi ro mà công ty chứng khoán gặp phải.
- Sau khi đánh giá và tổng kết rủi ro, công ty chứng khoán phải áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp với những rủi ro gặp phải.
- Các bước cần thiết để lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro:
- a) Xác định các biện pháp ứng phó sẵn có;
- b) Đánh giá ưu và nhược điểm của mỗi biện pháp xử lý, trong đó có việc phân tích chi phí lợi ích, phân tích sử dụng ngân sách;
- c) Xây dựng kế hoạch xử lý, trong đó có trách nhiệm thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện, kết quả dự báo, hoạch định và xem xét nguồn lực tài chính và thủ tục đánh giá;
- d) Thực hiện kế hoạch xử lý: Sau khi đã tiến hành xử lý rủi ro, nếu còn có các rủi ro chưa tính đến, các thủ tục tương ứng phải được lặp đi lặp lại cho đến khi rủi ro nằm trong mức độ có thể chấp nhận được.
- Các biện pháp sẵn có để xử lý rủi ro như sau:
- a) Tránh rủi ro: áp dụng các biện pháp để tránh bất kỳ hoạt động nào có thể gây ra rủi ro;
- b) Giảm thiểu rủi ro: áp dụng các biện pháp để giảm tác động của rủi ro hoặc khả năng xảy ra của chúng;
- c) Chia sẻ rủi ro: chuyển tất cả hoặc một phần rủi ro cho đối tượng khác;
- d) Chấp nhận rủi ro: không có biện pháp để thay đổi xác suất và tác động của rủi ro.
Như vậy, theo quy định, các biện pháp sẵn có để công ty chứng khoán xử lý rủi ro gồm:
(1) Tránh rủi ro: áp dụng các biện pháp để tránh bất kỳ hoạt động nào có thể gây ra rủi ro;
(2) Giảm thiểu rủi ro: áp dụng các biện pháp để giảm tác động của rủi ro hoặc khả năng xảy ra của chúng;
(3) Chia sẻ rủi ro: chuyển tất cả hoặc một phần rủi ro cho đối tượng khác;
(4) Chấp nhận rủi ro: không có biện pháp để thay đổi xác suất và tác động của rủi ro
Như vậy, qua bài viết trên Pham Consult đã cùng bạn tìm hiểu thêm về những rủi ro mà Công ty Chứng Khoán có thể gặp phải. Mong thông tin này sẽ hỗ trợ được cho công việc của bạn.