Doanh nghiệp bạn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bạn đang băn khoăn không biết có được trình bày bằng đồng ngoại tệ không? Qua bài viết hôm nay, cùng Pham Consult tìm hiểu về vấn đề trên!

Báo cáo tài chính là gì?

BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của DN. Nói cách khác, báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của DN cho những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…)

Tất cả các DN thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm.

 

Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được sử dụng để công bố ra công chúng có được trình bày bằng đồng ngoại tệ không?

Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại khoản 1 Điều 78 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:

Đồng tiền sử dụng để lập báo cáo tài chính khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam

  1. Báo cáo tài chính được sử dụng để công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam phải được trình bày bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính bằng đồng ngoại tệ thì phải chuyển đổi Báo cáo tài chính ra Đồng Việt Nam và khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam thì báo cáo tài chính bằng Đồng Việt Nam phải được đính kèm báo cáo tài chính bằng đồng ngoại tệ. Báo cáo tài chính dùng để xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

Như vậy, theo quy định, Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được sử dụng để công bố ra công chúng phải được trình bày bằng Đồng Việt Nam.

Trường hợp doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính bằng đồng ngoại tệ thì phải chuyển đổi Báo cáo tài chính ra Đồng Việt Nam và khi công bố ra công chúng thì báo cáo tài chính bằng Đồng Việt Nam phải được đính kèm báo cáo tài chính bằng đồng ngoại tệ.

 

Khi chuyển đổi Báo cáo tài chính năm được lập bằng đồng ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, kế toán phải quy đổi các chỉ tiêu theo nguyên tắc nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì khi chuyển đổi Báo cáo tài chính năm được lập bằng đồng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, kế toán phải quy đổi các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính năm theo nguyên tắc sau đây:

(1) Tài sản và nợ phải trả được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch;

(2) Vốn chủ sở hữu được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày góp vốn;

(3) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được quy đổi ra Đồng Việt Nam bằng cách tính toán theo các khoản mục của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

(4) Lợi nhuận, cổ tức đã trả được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày phải trả lợi nhuận, cổ tức;

(5) Các khoản mục thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch hoặc tỷ giá chuyển khoản trung bình năm (trường hợp nếu tỷ giá trung bình xấp xỉ với tỷ giá giao dịch thực tế).

 

Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất vào thời gian nào?

Thời gian lập và gửi báo cáo tài chính năm đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại khoản 1 Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:

Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính

  1. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính:
  2. a) Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
  3. b) Ngoài việc lập báo cáo tài chính năm, các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  4. Nơi nhận báo cáo tài chính năm được quy định như sau:

Các doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thống kê.

Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao thì ngoài việc nộp Báo cáo tài chính năm cho các cơ quan theo quy định (Cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thống kê) còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

Như vậy, tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.

 

Như vậy, qua bài viết trên Pham Consult đã cùng bạn tìm hiểu thêm về một thông tin mới, mong những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho công việc của bạn.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat