Ngày nay, việc phát triển của xã hội và các chính sách phúc lợi. Người lao động dần có sự quan tâm nhiều hơn về những quyền lợi mà bảo hiểm xã hội mang lại. Thế nên, qua bài viết này Pham Consult sẽ làm rõ hơn về câu hỏi cá nhân có được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hay không?
Ai được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.
– Không thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH liệt kê cụ thể các trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018;
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;
– Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
– Người lao động giúp việc gia đình;
– Người tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
– Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
– Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
– Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu;
– Người tham gia khác.
Theo đó, người lao động tự do như người nội trợ, người bán hàng online,… hoàn toàn có thể tham gia BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu.
Có bao nhiêu phương thức tham gia bảo hiểm xã hội?
Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn:
(1) Đóng hàng tháng;
(2) Đóng 03 tháng một lần;
(3) Đóng 06 tháng một lần;
(4) Đóng 12 tháng một lần;
(5) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;
(6) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.
Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm thì người tham gia tiếp tục đóng theo một trong 05 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (theo phương thức 6).
Cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội ở đâu?
Căn cứ điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về phân cấp quản lý, cụ thể như sau:
Bảo hiểm xã hội huyện: Thu tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.
Theo đó, cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện… có thể đến địa điểm sau để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
– Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi mình cư trú (có thể nơi tạm trú hoặc thường trú);
– Điểm thu, đại lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn mình ở. Người tham gia BHXH tự nguyện có thể tra cứu các điểm thu, đại lý thu bảo hiểm xã hội (UBND các xã, phường, thị trấn, Bưu điện).
Khi đến các địa điểm này, người dân sẽ được hỗ trợ, giúp đỡ kê khai thông tin cũng như thực hiện các thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong một số tường hợp cá nhân cũng có thể tự đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và địa điểm đóng loại bảo hiểm này là các cơ quan thẩm quyền nơi mà mình cư trú. Nếu bạn còn thắc mắc gì thêm hãy liên hệ Pham Consult để được giải đáp nhé!