VỐN LƯU DỘNG LÀ GÌ? NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CÓ ĐƯỢC BẢO LÃNH KHOẢN VAY ĐỐI VỚI VỐN LƯU ĐỘNG KHÔNG? HÃY CÙNG PHAM CONSULT TÌM HIỂU THÊM NHÉ!
Vốn lưu động là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 121/2020/TT-BTC có quy định như sau:
Giải thích thuật ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Công ty chứng khoán là doanh nghiệp được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện một, một số nghiệp vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 72, các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 86 Luật Chứng khoán.
- Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định của Thông tư này, có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Vốn lưu động là hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tại cùng thời điểm tính toán.
- Cho vay là hình thức theo đó công ty chứng khoán giao hoặc cam kết giao cho bên nhận hoặc bên sử dụng một khoản tiền, tài sản, chứng khoán trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và có thể có lãi hoặc không.
- Tổ chức lại công ty chứng khoán là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và chỉ được thực hiện giữa các công ty chứng khoán.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì ta có thể hiểu vốn lưu động là hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tại cùng thời điểm tính toán.
Ngân hàng Phát triển có được bảo lãnh khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại đối với vốn lưu động không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 47/2014/TT-BTC có nêu rõ rằng
Phạm vi bảo lãnh vay vốn
- Ngân hàng Phát triển bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại nhưng tối đa không vượt quá 85% tổng mức vốn đầu tư của dự án, không bao gồm vốn lưu động.
- Bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi khoản vay
- a) Nghĩa vụ trả nợ gốc là khoản nợ gốc đến kỳ hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng hoặc theo hợp đồng tín dụng điều chỉnh thuộc phạm vi bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển mà doanh nghiệp không thanh toán hoặc không thanh toán được hoặc thanh toán không đầy đủ theo nghĩa vụ nợ đã cam kết và khoản nợ này đủ điều kiện để Ngân hàng Phát triển trả nợ thay
- b) Nghĩa vụ thanh toán nợ lãi của khoản vay là số lãi phát sinh (không bao gồm lãi phát sinh trên lãi chậm trả) tương ứng với số nợ gốc theo hợp đồng tín dụng hoặc theo hợp đồng tín dụng điều chỉnh đã ký kết giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp vay vốn thuộc phạm vi bảo lãnh và được Ngân hàng Phát triển chấp thuận trả nợ thay.
Theo đó, Ngân hàng Phát triển bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại nhưng tối đa không vượt quá 85% tổng mức vốn đầu tư của dự án, không bao gồm vốn lưu động.
Điều kiện để doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BTC thì điều kiện để doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn bao gồm:
Điều kiện để doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn thực hiện theo quy định tại Điều 5 Quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo Quyết định 03/2011/QĐ-TTg. Một số nội dung quy định cụ thể như sau:
(1) Thuộc đối tượng quy định tại Điều 3 Quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo Quyết định 03/2011/QĐ-TTg.
(2) Dự án đầu tư có văn bản chấp thuận cho vay của ngân hàng thương mại và được Ngân hàng Phát triển thẩm định và xác định là dự án có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay.
(3) Có vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu 15% tổng mức đầu tư của dự án và được đầu tư toàn bộ vào tài sản cố định, nguồn vốn này phải được phản ánh trên báo cáo tài chính tháng hoặc quý gần nhất với thời điểm nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh và cam kết sử dụng vào dự án.
(4) Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Phát triển (nợ xấu gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
Lưu ý : Theo Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì các hành vi bị nghiêm cấm đối với các tổ chức tín dụng bao gồm
(1) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(2) Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
(3) Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(4) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(5) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.