Chứng từ khấu trừ thuế TNCN ghi nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước. Vậy cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì có được cấp chứng từ khấu trừ thuế không? Chứng từ khấu trừ thuế TNCN được lập khi nào? Chứng từ khấu trừ thuế đã lập trong đó ghi nội dung gì? Qua bài viết hôm nay cùng Pham Consult tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN là gì?

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN là việc người nộp thuế (cá nhân) cho phép một cá nhân hoặc tổ chức khác thực hiện nghĩa vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thay mặt cho mình.

 

Cá nhân ủy quyền QTT có được cấp chứng từ khấu trừ thuế không?

QTT: là viết tắt của quyết toán thuế

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy đinh khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế như sau:

Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

  1. Chứng từ khấu trừ
  2. a) Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.
  3. b) Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:

b.1) Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.

Ví dụ 15: Ông Q ký hợp đồng dịch vụ với công ty X để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên của Công ty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014. Thu nhập của ông Q được Công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng. Như vậy, trường hợp này ông Q có thể yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2013 và một chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2014.

b.2) Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.

Chiếu theo quy định trên thì tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ.

Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.

Như vậy, cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì sẽ không được cấp chứng từ khấu trừ thuế.

 

Chứng từ khấu trừ thuế TNCN được lập khi nào?

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về thời điểm lập chứng từ như sau:

Thời điểm lập chứng từ

Tại thời điểm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, thời điểm thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải lập chứng từ, biên lai giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp các khoản thuế, phí, lệ phí.

Đồng thời theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC về khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế như sau:

Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

  1. Chứng từ khấu trừ
  2. a) Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.

Theo đó, tại thời điểm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, thời điểm thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải lập chứng từ, biên lai giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp các khoản thuế, phí, lệ phí.

Như vậy, chiếu theo quy định thì thời điểm lập chứng từ khấu trừ thuế TNCN là ngay thời điểm khấu trừ thuế TNCN.

Bên cạnh đó, nội dung chứng từ khấu trừ thuế TNCN được quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, bao gồm:

– Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế;

– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp;

– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế);

– Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam);

– Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận;

– Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;

– Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.

Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.

 

Chứng từ khấu trừ thuế đã lập trong đó ghi nội dung gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nội dung chứng từ khấu trừ thuế như sau:

(1) Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế;

(2) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp;

(3) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế);

(4) Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam);

(5) Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận;

(6) Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;

(7) Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.

Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat