Với từng loại quy mô doanh nghiệp khác nhau pháp luật sẽ có những quy định cụ thể cho từng loại doanh nghiệp đó. Qua bài viết hôm nay, cùng Pham Consult tìm hiểu thêm về những quy định chung về chứng từ kế toán và hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Pháp luật có quy định như thế nào về chứng từ kế toán và hệ thống biểu mẫu của loại chứng từ này?
Căn cứ tại Điều 84 Thông tư 133/2016/TT-BTC, quy định về trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán, cụ thể như sau:
Chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Kế toán, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
Các loại chứng từ kế toán tại danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn. Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu
Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này để ghi chép chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặc thù thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác thì áp dụng theo quy định về chứng từ tại các văn bản đó.
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Căn cứ tại Điều 86 Thông tư 133/2016/TT-BTC, quy định về trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán, cụ thể như sau:
– Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung tại bộ phận kế toán doanh nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
– Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
+ Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
+ Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình người ký duyệt theo thẩm quyền;
+ Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
– Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán.
+ Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;
+ Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;
+ Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
– Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (Không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,…) đồng thời báo ngay cho người quản lý điều hành doanh nghiệp biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành. Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.
Như vậy, qua bài viết trên Pham Consult đã làm rõ quy định của pháp luật về ề chứng từ kế toán và hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ thêm với chúng tôi để được giải đáp.