Vào tết nguyên đán, trường hợp tiền lương, tiền công đi làm vào dịp Tết Âm lịch của nhân viên có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không? Qua bài viết hôm nay, cùng Pham Consult tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Tiền lương, tiền công đi làm vào dịp Tết Âm lịch của nhân viên có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

 

Các khoản thu nhập được miễn thuế

  1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:

  1. i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:

i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.

– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ

– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ

i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.

Căn cứ trên quy định thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động được xác định là thu nhập được miễn thuế TNCN.

 

Cho nên đối với thu nhập từ phần tiền lương, tiền công đi làm vào dịp Tết Âm lịch của nhân viên thì thuế TNCN sẽ được xác định như sau:

 

– 100% tiền lương, tiền công của ngày làm việc bình thường: Phải tính vào thu nhập trong tháng của nhân viên để khấu trừ thuế TNCN theo quy định.

 

– 300% tiền lương, tiền công đi làm vào dịp Tết Âm lịch: Được miễn thuế thu nhập cá nhân, nên không tính vào thu nhập trong tháng của nhân viên để khấu trừ thuế TNCN theo quy định.

 

Vào dịp Tết Âm lịch, nhân viên công ty được nghỉ mấy ngày?

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết được quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

 

Nghỉ lễ, tết

  1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
  2. a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
  3. b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
  4. c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
  5. d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

  1. e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
  2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
  3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định nêu trên, người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 05 ngày mà vẫn được hưởng nguyên lương.

 

Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch.

 

Lưu ý: Tùy thuộc vào quy định riêng của mỗi công ty mà nhân viên có thể được nghỉ làm lâu hơn thời gian pháp luật quy định, nhưng phải đảm bảo thời gian nghỉ Tết Âm lịch ít nhất là 05 ngày.

 

Nhân viên công ty đi làm vào dịp Tết Âm lịch có được nghỉ bù vào ngày khác không?

Ngày nghỉ hằng tuần của người lao động căn cứ theo khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

 

Nghỉ hằng tuần

  1. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Căn cứ trên quy định ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

 

Như vậy, đối với trường hợp nhân viên công ty đi làm vào dịp Tết Âm lịch chỉ được tính lương làm thêm giờ chứ không được nghỉ bù vào ngày khác. Tuy nhiên trên thực tế, nhân viên công ty có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về vấn đề nghỉ bù như trên. Mong bài viết trên sẽ giúp ích được cho công việc của bạn.

 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat