Sổ kế toán là một loại sổ vô cùng quan trọng và bắt buộc phải có đối với bất kỳ đơn vị, cơ sở kinh doanh nào. Số liệu trong sổ kế toán là cơ sở để đơn vị, doanh nghiệp so sánh, đối chiếu tình hình kinh doanh của mình qua từng giai đoạn. Vậy Sổ kế toán của Ủy ban nhân dân xã phải được mở vào thời điểm nào? Qua bài viết hôm nay hãy cùng PhamConsult tìm hiểu thêm về vấn đề trên!

Sổ kế toán của Ủy ban nhân dân xã phải được mở vào thời điểm nào?

Thời điểm mở sổ kế toán của Ủy ban nhân dân xã được quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 70/2019/TT-BTC như sau:

Quy định về sổ kế toán

  1. Mở sổ kế toán
  2. a) Nguyên tắc mở sổ kế toán

Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có quyết định thành lập và bắt đầu hoạt động của xã. Sổ kế toán được mở đầu năm tài chính, ngân sách mới để chuyển số dư từ sổ kế toán năm cũ chuyển sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới phát sinh thuộc năm mới từ ngày 01/01 của năm tài chính, ngân sách mới.

Số liệu thu, chi ngân sách xã thuộc năm trước phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán được ghi vào các sổ kế toán thu, chi ngân sách xã trong thời gian chỉnh lý theo dõi các tài khoản thu, chi, chênh lệch thu chi ngân sách xã trong thời gian chỉnh lý phục vụ lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định. Nếu nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc năm hiện hành thì ghi sổ kế toán năm nay.

Như vậy, theo quy định, sổ kế toán của Ủy ban nhân dân xã phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có quyết định thành lập và bắt đầu hoạt động của xã.

 

Lưu ý: Sổ kế toán được mở đầu năm tài chính, ngân sách mới để chuyển số dư từ sổ kế toán năm cũ chuyển sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới phát sinh thuộc năm mới từ ngày 01/01 của năm tài chính, ngân sách mới.

 

Việc ghi sổ kế toán của Ủy ban nhân dân xã phải căn cứ vào đâu?

Việc ghi sổ kế toán của Ủy ban nhân dân xã được quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư 70/2019/TT-BTC như sau:

 

Quy định về sổ kế toán

  1. Ghi sổ kế toán
  2. a) Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán, mọi số liệu ghi trên sổ kế toán phải có chứng từ kế toán chứng minh; phải đảm bảo số và chữ rõ ràng, liên tục có hệ thống, không được viết tắt, không ghi chồng đè, không được bỏ cách dòng.
  3. b) Phải thực hiện theo trình tự ghi chép và các mẫu sổ kế toán quy định tại Phụ lục số 03 “Hệ thống sổ kế toán” kèm theo Thông tư này. Khi ghi hết trang sổ phải cộng số liệu của từng trang để mang số cộng trang trước sang đầu trang kế tiếp, không được ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới.
  4. c) Trường hợp ghi sổ kế toán trên giấy, phải dùng mực không phai, không dùng mực đỏ để ghi sổ kế toán. Nếu không ghi hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi, không tẩy xóa, cấm dùng chất hóa học để sửa chữa.

Như vậy, theo quy định, việc ghi sổ kế toán của Ủy ban nhân dân xã phải căn cứ vào chứng từ kế toán, mọi số liệu ghi trên sổ kế toán phải có chứng từ kế toán chứng minh;

 

Và phải đảm bảo số và chữ rõ ràng, liên tục có hệ thống, không được viết tắt, không ghi chồng đè, không được bỏ cách dòng.

 

Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ kế toán, phụ trách kế toán xã có trách nhiệm gì?

Trường hợp sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ kế toán được quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 70/2019/TT-BTC như sau:

 

Quy định về sổ kế toán

  1. Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán
  2. a) Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Nhân viên phụ trách việc giữ và ghi sổ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ.
  3. b) Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, phụ trách kế toán xã phải tổ chức bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên kế toán cũ với nhân viên kế toán mới. Nhân viên kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ những nội dung ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ kế toán, nhân viên kế toán mới chịu trách nhiệm từ ngày nhận bàn giao. Biên bản bàn giao phải được phụ trách kế toán xã ký xác nhận.
  4. c) Nhân viên giữ và ghi sổ kế toán phải ghi chép kịp thời sau khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phải đảm bảo rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của mẫu sổ kế toán. Thông tin, số liệu được ghi vào sổ kế toán phải đảm bảo chính xác, trung thực, căn cứ vào chứng từ kế toán tương ứng dùng để ghi sổ.
  5. d) Việc ghi sổ kế toán phải thực hiện theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề, đảm bảo liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.

Như vậy, theo quy định, khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ kế toán, phụ trách kế toán xã phải tổ chức bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên kế toán cũ với nhân viên kế toán mới.

 

Nhân viên kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ những nội dung ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ kế toán, nhân viên kế toán mới chịu trách nhiệm từ ngày nhận bàn giao.

 

Biên bản bàn giao phải được phụ trách kế toán xã ký xác nhận.

 

Như vậy, qua bài viết trên Pham Consult đã cùng bạn tìm hiểu về vấn đề Sổ kế toán của Ủy ban nhân dân xã phải được mở vào thời điểm nào? Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào đâu? Mong những thông tin trên giúp ích được cho công việc của bạn. 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat