Ngày 14/7/2023, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 970/QĐ-TCT về Quy trình kiểm tra thuế. Bài viết hôm nay, cùng Pham Consult làm rõ hơn về vấn đề này nhé!
Theo đó, đối với việc lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế sẽ ưu tiên theo thứ tự rủi ro cao và kết hợp xem xét lựa chọn những doanh nghiệp đã quá 05 năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế.
Tương tự, đối với việc lựa chọn doanh nghiệp để đưa vào kế hoạch thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp sẽ căn cứ theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và kết hợp xem xét lựa chọn doanh nghiệp đã quá 05 năm chưa thanh tra, kiểm tra thuế.
Quyết định 970/QĐ-TCT thay mới Quy trình kiểm tra thuế áp dụng kể từ ngày 14/7/2023.
Kể từ ngày 14/7/2023, quy định tại các Quyết định sau đây hết hiệu lực thi hành:
+ Quyết định 746/QĐ-TCT năm 2015 về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế;
+ Quyết định 1215/QĐ-TCT năm 2020 về việc sửa đổi, bổ sung quy trình kiểm tra thuế;
+ Nội dung cơ quan thuế lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi thực hiện xử lý vi phạm về thuế qua kiểm tra đối với các trường hợp còn vướng mắc tại Quy chế cơ quan thuế lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi thực hiện kết luận thanh tra, xử lý vi phạm về thuế qua kiểm tra đối với các trường hợp còn vướng mắc được ban hành kèm theo Quyết định 2601/QĐ-TCT năm 2016.
Kiểm tra thuế đột xuất tại trụ sở doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Tương tự, việc lựa chọn doanh nghiệp để đưa vào kế hoạch thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp được căn cứ theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và kết hợp xem xét lựa chọn doanh nghiệp đã quá 05 năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế (điểm 1.2 Mục III Quy trình).
Các trường hợp sau đây cơ quan thuế sẽ có quyền kiểm tra đột xuất tại trụ sở doanh nghiệp mà không cần phải lập kế hoạch (điểm 1.3 Mục III Quy trình):
– Kiểm tra theo đơn tố cáo;
– Kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên;
– Kiểm tra theo đề nghị của doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý);
– Kiểm tra trước hoàn thuế;
– Kiểm tra theo đề xuất sau khi kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế;
– Các trường hợp kiểm tra đột xuất khác.
Mục IV Quy trình này có quy định về phương thức giao dịch điện tử giữa đoàn kiểm tra thuế và doanh nghiệp.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Như vậy, qua bài viết trên Pham Consult đã chia sẻ quy trình mới về kiểm tra thuế. Mong những thông tin này sẽ giúp ích được cho doanh nghiệp của bạn.
PHẠM CONSULT là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn Thuế, Tư vấn tài chính, Dịch vụ kế toán, lập và thanh toán lương. Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: (84-28) 3930 2487 hoặc kênh truyền thông Facebook: http://bit.ly/phamconsult nếu có nhu cầu hỗ trợ.