Hiện nay, không ít trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại nhiều nơi trở lên. Tuy nhiên, theo nguyên tắc của bảo hiểm xã hội sẽ chỉ được thực hiện tại một nơi. Vì vậy, trong trường hợp này phải xử lý như thế nào? Qua bài viết hôm nay hãy cùng Pham Consult giải đáp thắc mắc về vấn đề này nhé!
1. Có được đóng BHXH ở nhiều nơi làm việc?
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tại khoản 4 Điều 85 quy định phương thức đóng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc
Quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 03 tháng – dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều doanh nghiệp thì chỉ đóng BHXH bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Do vậy, khi tham gia bảo hiễm xã hội người lao động chỉ được phép đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
2. Trách nhiệm đóng BHXH của doanh nghiệp cho NGƯỜI LAO ĐỘNG
Đồng thời, khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 nêu rõ, trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Theo đó, khi giao kết hợp đồng cùng lúc với 2 công ty thì công ty đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHXH, BHTN cho người lao động. Công ty thứ 2 sẽ trả tiền tham gia BHXH, BHTN trực tiếp vào lương bằng mức đóng BHXH, BHTN.
Qua đó, nếu bạn đồng thời làm việc và hưởng tiền lương, tiền công từ hai công ty trở lên thì bạn chỉ có thể đóng một BHXH tại nơi bạn giao kết hợp đồng lao động đầu tiên mà không được phép tham gia đóng BHXH cùng lúc ở nhiều công ty khác nhau.
Người lao động có trách nhiệm khai báo việc thực hiện công việc tại những nơi khác cho người sử dụng lao động biết để thực hiện đóng BHXH đúng quy định pháp luật.
3. Đóng BHXH tại 2 nơi thì có được hoàn trả?
Theo hướng dẫn tại tiết e điểm 3.1 khoản 3 Điều 43 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 2089/VBHN-BHXH năm 2020 quy định:
Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.
Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Văn bản hợp nhất 2089/VBHN-BHXH năm 2020.
Đồng thời, tại mục 2.5 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về việc hoàn trả số tiền đóng thừa BHXH cho người lao động như sau:
Hoàn trả là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.
Như vậy, người lao động đã đóng trùng BHXH ở 2 nơi làm việc thì thực hiện thông báo với cơ quan quản lý BHXH nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả số tiền đóng dư cho người lao động.
Qua bài viết trên Pham Consult đã giải đáp thắc mắc về vấn đề hướng dẫn xử lý khi người lao động đóng trùng BHXH ở nhiều nơi. Nếu còn thắc mắc hay có vấn đề cần được giải đáp hãy hiện lệ với chúng tôi nhé!