Trong bước tiến của nền kinh tế thị trường hiện nay, việc loại bỏ dần các rào cản thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra môi trường cạnh tranh mới ngày càng khốc liệt. Sự cạnh tranh đặt áp lực không nhỏ lên sự phát triển của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận và tăng chi phí kinh doanh. Vì vậy, có không ít doanh nghiệp đã tìm cách hợp tác, thỏa thuận với nhau về các yếu tố như giá cả, sản lượng, thị trường, khách hàng và các yếu tố khác để tăng khả năng kiểm soát thị trường, giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Các thỏa thuận này thường được gọi là “thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” theo luật pháp của các quốc gia. Tuy nhiên, hậu quả của việc này là sự biến dạng môi trường cạnh tranh tự do, thay đổi cân bằng cung-cầu và làm mất đi sự điều tiết của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, sự can thiệp của Nhà nước là cần thiết để đảm bảo cạnh tranh công bằng, vì lợi ích của người tiêu dùng và tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải thiện, hiện đại hóa quy trình sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, không phải mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều mang ý nghĩa tiêu cực và tác động xấu đến thị trường nội địa mà song song với đó vẫn có những thỏa thuận hạn chế nhưng mang lại lợi ích tích cực cho nền kinh tế, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng thì những thỏa thuận này sẽ được hưởng những miễn trừ theo quy định của pháp luật. Theo đó, trong bài viết này, Pham Consult sẽ giới thiệu chi tiết về quy định của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và điều kiện được miễn trừ.

Văn bản pháp luật có liên quan:

  • Luật Cạnh tranh 2018
  • Nghị định 35/2020/NĐ-CP
  1. Khái niệm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:

– Luật Cạnh tranh 2004 đã không đưa ra bất kỳ định nghĩa nào về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Vào thời điểm đó, khái niệm của thuật ngữ này chỉ được các nhà nghiên cứu đưa ra với quan điểm rằng đó là sự “thông nhất cùng hành động” giữa hai hay nhiều doanh nghiệp với nhau.

– Đến năm 2018, khi Luật Cạnh tranh 2018 ra đời với nhiều điểm mới đột phá thì định nghĩa về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng lần đầu tiên được quy định tại tại khoản 4 Điều 3 rằng:

“Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuân giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động đến cạnh tranh”

– Thông qua định nghĩa này từ các nhà làm luật, thuật ngữ “thỏa thuận” không chỉ gói gọn bằng hình thức văn bản mà nên được hiểu theo nghĩa rộng là sự thỏa thuận dưới mọi hình thức có thể bằng: lời nói, hành động,… Kết quả của thỏa thuân hạn chế cạnh tranh là đưa ra các quyết định ngầm, các cam kết tuân thủ,… nhằm “gây tác động hoặc có khả năng gây tác động đến cạnh tranh”. Ví dụ: Đó có thể là cam kết ấn định giá giữa hai hay nhiều doanh nghiệp thuộc cùng một thị trường liên quan nhằm ngăn cản, kiềm hãm và loại bỏ thị trường những đối thủ cạnh tranh không tham gia thỏa thuận.

– Hậu quả mà các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mang lại là một thị trường cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế quyền lựa chọn của các chủ thể tham gia thị trường như khách hàng.

  1. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm:

– Theo quy định tại Điều 11, 12 Luật Cạnh tranh 2018 thì các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được chia thành 03 nhóm bao gồm:

  • Nhóm 1: Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mặc nhiên bị cấm. Đây là các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan mà không xét đến việc thỏa thuận có tác động hay khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh hay không:
    • Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
    • Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cáp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
    • Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
  • Nhóm 2: Các thỏa thuân hành chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối. Đây là những hành vi bị cấm mà không cần xét đến các doanh nghiệp thực hiện hành vi có cùng thị trường liên quan hay không vì những thỏa thuân này luôn gây tác động tiêu cực đến cạnh tanh và thị trường, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và các bên liên quan:
    • Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
    • Thỏa thuan ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường
    • Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuân
  • Nhóm 3: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có điều kiện. Ngoài các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc 2 nhóm trên, các thỏa thuân hạn chế thuộc nhóm này được thực hiện bởi các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cung một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định chỉ bị cấm khi nó gây tác hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường:
    • Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
    • Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cáp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
    • Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
    • Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư
    • Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhân các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng hợp đồng
    • Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
    • Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
    • Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Và cách đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định cụ thể tại Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018 và Nghị định số 35/2020/NĐ-CP

  1. Mục đích của việc cấm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:

– Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, cạnh tranh cũng là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao vào sản xuất, hiện đại hóa nền kinh tế xã hội. Vì thế, bảo vệ sự hiệu quả cạnh tranh là bảo vệ sự phát triển bền vững của nền kinh tế

  1. Quy định miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm:

– Tuy nhiên, dù các thỏa thuận này gây tác động đến cạnh tranh trên thị trường nhưng như Pham Consult đã trình bày ở trên, vẫn có những thỏa thuận mang lại lợi ích lớn hơn những bất lợi do hạn chế cạnh tranh gây ra. Có thể hiệu rằng các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được miễn trừ là các thỏa thuận dù có gây hậu quả phản cạnh tranh nhưng song với đó, lợi ích đối với người tiêu dùng, thị trường và nên kinh tế mà nó mang lại lớn hơn so với các hậu quả. Do đó, Luật Cạnh tranh 2018 đã có quy định tại Điều 14 những trường hợp để giúp các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận này có cơ hội được miễn chịu các chế tài có thời hạn theo quy định của pháp luật.

– Cụ thể, các thỏa thuân hạn chế cạnh tranh nhưng có lợi cho người tiêu dùng được miễn trừ phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ
  • Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;
  • Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
  • Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.
  1. Hồ sơ và thủ tục nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm:

– Cơ sở pháp lý: Điều 15 Luật Cạnh tranh 2018

– Doanh nghiệp dự định tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm những thuộc trường hợp miễn trừ sẽ nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

– Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế canh tranh bị cấm bao gồm:

  • Đơn theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
  • Dự thảo nội dung thỏa thuận giữa các bên;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; bản sao Điều lệ của hiệp hội ngành, nghề đối với trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có sự tham gia của hiệp hội ngành, nghề;
  • Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
  • Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này kèm theo chứng cứ để chứng minh;
  • Văn bản ủy quyền của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cho bên đại diện (nếu có).

 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat