Báo cáo tài chính là một trong những biên bản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Chúng bao gồm hệ thống các bảng biểu, những mô tả về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy báo cáo tài chính nhà nước gồm những gì? Cùng Pham Consult tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Báo cáo tài chính nhà nước được lập trên cơ sở nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Kế toán 2015 quy định thì báo cáo tài chính nhà nước được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan khác thuộc khu vực nhà nước.

Báo cáo tài chính nhà nước dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.

 

Báo cáo tài chính nhà nước gồm những loại báo cáo nào?

Các loại Báo cáo tài chính nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Kế toán 2015 như sau:

Báo cáo tài chính nhà nước

  1. Báo cáo tài chính nhà nước cung cấp thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ công, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Báo cáo tài chính nhà nước gồm:
  2. a) Báo cáo tình hình tài chính nhà nước;
  3. b) Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước;
  4. c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
  5. d) Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước.
  6. Việc lập báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện như sau:
  7. a) Bộ Tài chính chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; chỉ đạo Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính lập báo cáo tài chính thuộc phạm vi địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp;
  8. b) Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm lập báo cáo của đơn vị mình và cung cấp thông tin tài chính cần thiết phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.

Như vậy, theo quy định, Báo cáo tài chính nhà nước gồm có:

(1) Báo cáo tình hình tài chính nhà nước;

(2) Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước;

(3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

(4) Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước.

 

Báo cáo tài chính nhà nước được công khai dưới những hình thức nào?

Hình thức công khai báo cáo tài chính nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 25/2017/NĐ-CP như sau:

Công khai báo cáo tài chính nhà nước

  1. Hình thức công khai:

Việc công khai báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức: Phát hành ấn phẩm, niêm yết, đăng trên cổng thông tin điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

  1. Thời hạn công khai:
  2. a) Ủy ban nhân dân tỉnh công khai báo cáo tài chính nhà nước tỉnh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh được báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh;
  3. b) Bộ Tài chính công khai Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc được báo cáo trước Quốc hội.

Như vậy, theo quy định, việc công khai báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức sau đây:

– Phát hành ấn phẩm;

– Niêm yết;

– Đăng trên cổng thông tin điện tử;

– Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

 

Cơ quan nào có trách nhiệm công khai các thông tin trong báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc?

Việc công khai báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 25/2017/NĐ-CP như sau:

Công khai báo cáo tài chính nhà nước

  1. Nội dung công khai:
  2. a) Ủy ban nhân dân tỉnh công khai các thông tin trong báo cáo tài chính nhà nước tỉnh, bao gồm: Tình hình tài sản của Nhà nước; nợ chính quyền địa phương, các khoản phải trả khác của Nhà nước; nguồn vốn của Nhà nước; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính nhà nước; tình hình lưu chuyển tiền tệ nhà nước trên phạm vi tỉnh; trừ số liệu chi tiết thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia;
  3. b) Bộ Tài chính công khai các thông tin trong báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc, bao gồm: Tình hình tài sản của Nhà nước; nợ công và các khoản phải trả khác của Nhà nước; nguồn vốn của Nhà nước; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính nhà nước; tình hình lưu chuyển tiền tệ nhà nước trên phạm vi toàn quốc; trừ số liệu chi tiết thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia.

Như vậy, theo quy định, Bộ Tài chính có trách nhiệm công khai các thông tin trong báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc, bao gồm:

– Tình hình tài sản của Nhà nước;

– Nợ công và các khoản phải trả khác của Nhà nước;

– Nguồn vốn của Nhà nước;

– Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính nhà nước;

– Tình hình lưu chuyển tiền tệ nhà nước trên phạm vi toàn quốc;

Trừ số liệu chi tiết thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia.

 

Như vậy, qua bài viết hôm nay Pham Consult đã thông tin đến cho bạn về báo cáo tài chính nhà nước là gì? mong những thông tin trên sẽ giúp ích được cho công việc của bạn. 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat