Chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận thông qua tài khoản nào? Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp nào? Quy định về các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán? Qua bài viết hôm nay, cùng Pham Consult tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Tỷ giá hối đoái là gì? 

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia so với đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác. Ví dụ: tỷ giá hối đoái giữa USD (đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ) và EUR (đơn vị tiền tệ của khu vực EU sử dụng chung đồng euro) là 1.20 USD/EUR, có nghĩa là một đô la Mỹ có thể trao đổi được với 1.20 Euro.

Tỷ giá hối đoái thường được sử dụng để tính toán giá trị của các giao dịch thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài và các hoạt động tài chính khác.

Ví dụ, nếu một công ty Hoa Kỳ muốn mua một số hàng hóa từ một công ty ở Nhật Bản, họ sẽ phải trả tiền bằng đồng yen. Tỷ giá hối đoái sẽ quyết định số tiền đô la Mỹ mà công ty Hoa Kỳ sẽ phải trả để mua số hàng hóa đó.

Các tỷ giá hối đoái được quyết định thông qua các thị trường hối đoái, nơi các tỷ giá được xác định dựa trên sự cân bằng giữa cung và cầu của các đơn vị tiền tệ. Các tỷ giá này thường thay đổi liên tục theo thời gian và có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của kinh tế và đời sống của người dân.

 

Chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận thông qua tài khoản nào?

Chênh lệch tỷ giá hối đoái được quy định tại Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

  1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

– Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ;

– Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;

– Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy, chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận thông qua tài khoản 413.

Theo đó, chênh lệch tỷ giá hối đoái được giải thích là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.

 

Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp nào?

Theo quy định tại điểm 2.21 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) thì lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu thuộc trường hợp sau đây:

– Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).

– Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh riêng biệt.

Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch tăng và chênh lệch giảm) được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.

– Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.

– Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu.

Quy định về các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán?

Các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán được quy định tại khoản 1 Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

  1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.2. Các loại tỷ giá hối đoái (sau đây gọi tắt là tỷ giá) sử dụng trong kế toán

Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào:

– Tỷ giá giao dịch thực tế;

– Tỷ giá ghi sổ kế toán.

Khi xác định nghĩa vụ thuế (kê khai, quyết toán và nộp thuế), doanh nghiệp thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế.

Theo quy định này thì các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán.

Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào:

– Tỷ giá giao dịch thực tế;

– Tỷ giá ghi sổ kế toán.

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat