Căn cứ vào danh mục công bố tại Hội nghị Kêu gọi đầu tư vì phát triển tăng trưởng xanh diễn ra vào ngày 24/01/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh tới sẽ có 6 dự án công nghệ cao được công bố để nhà đầu tư tìm hiểu. Qua bài viết hôm nay, hãy cùng Pham Consult tìm hiểu thêm về các dự án này nhé!

  •  Cơ sở pháp lý

– Luật đầu tư 2020;

– Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐ về quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 18/11/2015.

  • Nội dung
  1. Danh sách dự án công nghệ cao đang được chào mời đầu tư

 

Căn cứ vào danh mục công bố tại Hội nghị Kêu gọi đầu tư vì phát triển tăng trưởng xanh diễn ra vào ngày 24/01/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh tới sẽ có 6 dự án công nghệ cao được công bố để nhà đầu tư tìm hiểu.

Các dự án sắp được công bố đều nằm trong Khu Công nghệ cao (trực thuộc Thành phố Thủ Đức) với diện tích từ 0,5-3 ha đối với một dự án. Trong số 6 dự án mời gọi đầu tư trong Hội nghị này thì có 4 dự án thuộc lĩnh vực điện tử, vi mạch, bán dẫn.

Hai dự án còn lại đều thuộc lĩnh vực công nghệ cao, trong đó, Dự án Trung tâm dữ liệu (Data Center) là dự án lớn nhất được mời gọi đầu tư với số vốn 6.950 tỷ đồng (tương đương 302 triệu USD). Dự án được quy hoạch trên khu đất hơn 3 ha tại Khu Công nghệ cao TP.HCM.

“Theo ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM, với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, yêu cầu đặt ra với TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là phải lựa chọn các sản phẩm và công đoạn có giá trị gia tăng cao tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.” – Báo Đầu tư.

Việc mời gọi đầu tư phát triển ngành vi mạch bán dẫn sẽ góp phần vào chuyển đổi cơ cấu công nghiệp và kiến tạo động lực tăng trưởng mới cho Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Dưới đây là các dự án công nghệ cao đang được Thành phố Hồ Chí Minh chào mời nhà đầu tư vào ngày 24/01/2024.

– Dự án sản xuất công nghệ cao lĩnh vực điện tử, vi mạch bán dẫn, diện tích 1 ha, vốn đầu tư dự kiến 690 tỷ đồng (tương đương 30 triệu USD)

– Dự án nghiên cứu và triển khai lĩnh vực điện tử, vi mạch bán dẫn, diện tích 0,89 ha, vốn đầu tư 213 tỷ đồng (8,9 triệu USD)

– Dự án sản xuất lĩnh vực điện tử, vi mạch, bán dẫn, diện tích 2,52 ha, vốn đầu tư 1.748 tỷ đồng (76 triệu USD)

– Dự án sản xuất công nghệ cao lĩnh vực điện tử, vi mạch bán dẫn, diện tích 1,98 ha, vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng (60 triệu USD)

– Dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao diện tích 0,5 ha, vốn đầu tư 345 tỷ đồng (15 triệu USD)

– Trung tâm dữ liệu (Data Center) diện tích 3,02 ha, vốn đầu tư 6.950 tỷ đồng (302 triệu USD).

 

  1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?

Giấy chứng nhận đầu tư là giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền ban hành cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thường được gắn liền với các dự án đầu tư và áp dụng phần lớn cho các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài. Giấy chứng nhận đầu tư là điều kiện cần thiết để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp.

 

  1. Các trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế được quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật đầu tư 2020, cụ thể: Tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam khi thuộc các trường hợp sau:

  1. a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ ít nhất 51% vốn điều lệ hoặc đa số thành viên hợp danh của công ty là cá nhân nước ngoài đối với công ty hợp danh;
  2. b) Có thành viên là tổ chức kinh tế quy định tại khoản a nêu trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nếu như thuộc các trường hợp nêu trên.

 

  1. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
  2. Thành phần hồ sơ

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Đề xuất dự án đầu tư;

– Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, bao gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính.

– Hồ sơ, tài liệu khác có liên quan

  1. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  2. Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc.

 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat