Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Mức vốn điều lệ có thể thay đổi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và quyết định của các nhà đầu tư. Thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ công ty trong quá trình hoạt động là quyền của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, mở rộng kinh doanh. Sau khi thay đổi tăng vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư để cấp cho doanh nghiệp Giấy phép kinh doanh mới.
- Các hình thức tăng vốn điều lệ:
Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Khoản 1 Điều 68 Luật Doanh nghiệp quy định công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tăng vốn trong hai trường hợp: Tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Doanh nghiệp cần phải hoàn thành tăng vốn điều lệ xong rồi mới thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn để đảm bảo về số lượng vốn tăng tránh trường hợp sau khi đăng ký tăng xong mà góp không đủ trên thực tế.
Sau khi hoàn thành tăng vốn điều lệ trên thực tế, doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp theo đúng số vốn đã tăng.
- Hồ sơ đăng ký vốn điều lệ:
Hồ sơ tăng vốn điều lệ cho công ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm:
- Giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh
- Quyết định tăng vốn của Hội đồng thành viên
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên
- Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới)
- Chứng thực cá nhân sao y công chứng của thành viên mới
- Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục
- Trình tự, thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ:
Bước 1: Nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ
Doanh nghiệp gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung thông báo được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy địnhtại Điều 10 Nghị định này hoặc số quyết định thành lập, mã số doanh nghiệp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc của mỗi thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đã thay đổi; thời điểm và hình thức tăng giảm vốn;
Họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 11 Nghị định này, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc thành viên hợp danh được ủy quyền đối với công ty hợp danh.
Kèm theo Thông báo trên cần phải có Quyết định bằng văn bản và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Quyết định của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ.
Quyết định, biên bản họp của Hôi đồng thành viên Hoặc Đại hội đồng cổ đông và quyết định của chủ sở hữu công ty phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần. Kèm theo thông báo trên, hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ phải có các giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP sau:
Nghị quyết và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần;
Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần.
Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong điều lệ công ty.
Bước 2: Nhận kết quả tăng vốn điều lệ công ty
Khi nhận được thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký tăng vốn cho doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Những lưu ý sau khi tăng vốn điều lệ:
Sau khi đăng ký thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thay đổi.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty phải thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ.
- Dịch vụ tư vấn tăng vốn điều lệ của Pham Consult
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước và dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Pham Consult cung cấp dịch vụ tư vấn tăng vốn điều lệ mức giá cạnh tranh, hỗ trợ bạn:
- Tư vấn các điều kiện, thủ tục và các vấn đề phát sinh khi tăng vốn điều lệ theo pháp luật;
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết bằng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) để đảm bảo nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng theo dõi, đánh giá tiến độ công việc (nếu khách hàng có yêu cầu)
- Hỗ trợ khách hàng công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng;
- Thay mặt khách hàng nộp và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước;
- Tư vấn, giải thích với cơ quan nhà nước khi có vấn đề phát sinh.
Nếu bạn đang quan tâm đến việc thay đổi vốn điều lệ cho doanh nghiệp và còn gặp nhiều vướng mắc về thủ tục này, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau để được tư vấn miễn phí. Pham Consult luôn mong muốn và cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ và hỗ trợ tốt nhất giúp bạn tối ưu hóa chi phí vận hành phục vụ mục tiêu kinh doanh của mình.