Khi bạn có sáng kiến thành lập doanh nghiệp của riêng mình, không chỉ có ý tưởng và vốn là những yếu tố làm chúng ta cần phải lưu tâm mà thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng là một vấn đề nan giải đối với ai lần đầu thành lập doanh nghiệp, phải chuẩn bị giấy tờ ra sao? Điều kiện thế nào? Và nhất là phải thành lập doanh nghiệp ở đâu?

Căn cứ Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014, pháp luật cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. Vậy, các start-up cần lưu ý đến điều gì để thành lập công ty một cách nhanh chóng, an toàn và giúp công ty hoạt động hiệu quả sau này?

  1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014, có 5 loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Điểm khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp căn cứ vào số lượng thành viên góp vốn và nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty hoặc chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

STT Loại hình doanh nghiệp Số thành viên góp vốn
1 Doanh nghiệp tư nhân 1 thành viên, là cá nhân
2 Công ty TNHH một thành viên 1 thành viên, là cá nhân hoặc tổ chức
3 Công ty TNHH hai thành viên trở lên Từ 2 – 50 thành viên, là cá nhân hoặc tổ chức
4 Công ty cổ phần Tối thiểu 3 thành viên (cổ đông), không giới hạn số lượng tối đa
5 Công ty hợp danh Tối thiểu 2 thành viên hợp danh là cá nhân.

Có thể có thêm thành viên góp vốn

Tùy vào định hướng phát triển và số thành viên góp vốn, Pham Consult sẽ tư vấn để khách hàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

 

  1. Đặt tên doanh nghiệp đúng quy định

Tên doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu để đối tác, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Một số quy định theo Điều 38, 39, 40 Luật Doanh nghiệp về tên doanh nghiệp mà các start-up cần lưu ý:

  • Tên doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu
  • Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài
  • Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  1. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Khi thực hiện quyền tự do kinh doanh, tổ chức/cá nhân cần lưu ý và cân nhắc các vấn đề sau:

  • Ngành nghề dự định kinh doanh có thuộc ngành nghề cấm kinh doanh/kinh doanh có điều kiện hay không?
  • Ngành nghề kinh doanh có được phép hoạt động tại nơi doanh nghiệp đăng ký địa điểm kinh doanh hay không?
  • Ngành nghề kinh doanh có phù hợp với quy hoạch phát triển vùng kinh tế, ngành kinh tế của từng địa phương hay không?
  • Đăng ký ngành nghề phù hợp với nhu cầu hiện tại và định hướng phát triển công ty trong tương lai.

Xét về điều kiện kinh doanh, ngành nghề kinh doanh ở Việt Nam có thể được phân chia thành 3 nhóm:

  • Ngành, nghề tự do kinh doanh;
  • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện: là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật 03/2016/QH14 – sửa đổi, bổ sung danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư,

  • Ngành, nghề cấm kinh doanh, theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư.

 

  1. Vốn điều lệ và vốn pháp định:
  • Căn cứ khoản 29, Điều 5 Luật Doanh nghiệp 2014, Vốn điều lệlà tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
  • Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa đối với những ngành nghề kinh doanh thông thường. Tuy nhiên, có một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định tối thiểu công ty phải đăng ký để có thể thành lập doanh nghiệp – có thể kể đến là: kinh doanh bất động sản (20 tỷ đồng), dịch vụ đòi nợ (2 tỷ đồng), dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (5 tỷ đồng), dịch vụ kiểm toán (5 tỷ đồng), viễn thông (5, 30, 100, 300 tỷ đồng tùy vào quy mô đăng ký),…

  • Thêm vào đó, căn cứ biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới(WTO), một số ngành nghề có giới hạn tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài: Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp (CPC 881) tối đa 51%, dịch vụ viễn thông tối đa 49%, hoặc 51%, hoặc 65%, hoặc 70% tùy phân ngành; Dịch vụ chiếu phim tối đa 51%…
  • Thời hạn góp vốn điều lệ: 90 ngày sau khi được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp căn cứ Luật số 68/2014/QH13- Luật doanh nghiệp 2014.

 

  1. Điều lệ công ty

Luật doanh nghiệp không định nghĩa cụ thể về Điều lệ công ty mà chỉ quy định về hình thức và nội dung chủ yếu của điều lệ tại Điều 25. Dựa vào các quy định liên quan, có thể hiểu điều lệ công ty là một “văn bản luật” áp dụng riêng đối với công ty, được xây dựng dựa trên quy định chung của Luật Doanh nghiệp. Điều lệ còn là bản thỏa thuận giữa những người sáng lập công ty về nguyên tắc hoạt động, phân chia công việc, lợi nhuận, quyền quản trị trong công ty.

Điều lệ công ty không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý ban đầu (là một phần trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp) mà còn là cơ sở để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành và quản trị công ty. Với vai trò quan trọng như vậy, những người sáng lập cần phải có sự hiểu biết; thảo luận và đạt được sự thống nhất giữa các bên khi xây dựng điều lệ công ty nhằm tránh những vấn đề phát sinh trong tương lai.

 

  1. Thủ tục thành lập công ty:
  • Căn cứ Điều 21, 22, 23 Luật số 68/2014/QH13- Luật doanh nghiệp 2014, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam về cơ bản bao gồm:
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
  5. a) Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên/cổ đông là cá nhân;
  6. b) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên/cổ đông là tổ chức.
  7. c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối vớinhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
  • Nơi tiếp nhân hồ sơ: Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh/thành phố.

 

  1. Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của Pham Consult:

Với nhiều kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động tư vấn thành lập công ty và các vấn đề pháp lý khác sau thành lập như thuế, lao động, BHXH,… Pham Consult  cung cấp các dịch vụ tư vấn thành lập công ty với chi phí cạnh tranh nhất trên thị trường, hỗ trợ cho quý khách hàng đạt thuận lợi tối đa trong các công việc:

  • Tư vấn điều kiện, thủ tục và các vấn đề khác khi thành lập doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, địa điểm hoạt động, các điều kiện đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài…;
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ thành lập; vấn thiết lập Điều lệ công ty phù hợp định hướng và thỏa thuận giữa các thành viên sáng lập, đáp ứng đúng vai trò là luật riêng đối với công ty;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại các cơ quan nhà nước;
  • Tư vấn, giải trình với các cơ quan quản lý kinh doanh – đầu tư trong trường hợp phát sinh vấn đề (thường gặp trong hồ sơ thành lập công ty có yếu tố nước ngoài)
  • Tư vấn, thực hiện các thủ tục sau khi thành lập (Khắc dấu, khai thuế ban đầu, đăng ký BHXH)

Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ liên lạc bên dưới ngay khi có ý tưởng thành lập công ty. Pham Consult cam kết sẽ mang đến cho Quý khách hàng sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.

Comments