Từ ngày 01/7, lao động nữ có được hưởng chế độ thai sản khi phải nghỉ việc để điều trị vô sinh không? Từ ngày 01/7 năm nay, lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không? Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7? Hãy cùng Pham Consult tìm hiểu thêm nhé!

 

Từ ngày 01/7, lao động nữ có được hưởng chế độ thai sản khi phải nghỉ việc để điều trị vô sinh không?

Theo khoản 5 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định như sau:

Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản

  1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Lao động nữ mang thai
  3. b) Lao động nữ sinh con
  4. c) Lao động nữ mang thai hộ
  5. d) Lao động nữ nhờ mang thai hộ

đ) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi

  1. e) Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  2. g) Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.
  3. Đối tượng quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
  4. Đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con.
  5. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh.

Theo đó, lao động nữ sinh con nếu đã đóng BHXH bắt buộc 06 tháng trở lên trong vòng 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh được hưởng chế độ thai sản.

Tức là nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con, và phải nghỉ việc để điều trị vô sinh, thì khi sinh con, họ sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Từ ngày 01/7 năm nay, lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội

  1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
  2. a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng
  3. b) Hỗ trợ chi phí mai táng
  4. c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
  5. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây
  6. a) Ốm đau
  7. b) Thai sản
  8. c) Hưu trí
  9. d) Tử tuất

đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

  1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
  2. a) Trợ cấp thai sản
  3. b) Hưu trí
  4. c) Tử tuất
  5. d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
  6. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
  7. Bảo hiểm hưu trí bổ sung.

Theo đó, trợ cấp thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm tự nguyện được bổ sung theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Như vậy, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực (ngày 01/7/2025), lao động nữ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn có thể nhận tiền thai sản khi sinh con nếu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định.

Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7?

Theo quy định tại Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thai sản cụ thể, như sau:

– Đối tượng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con được hưởng trợ cấp thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Lao động nữ sinh con

+ Lao động nam có vợ sinh con.

– Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp thai sản.

– Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì chỉ cha hoặc mẹ được hưởng trợ cấp thai sản.

– Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 vừa có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện và vừa có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc thì chỉ được hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc.

– Trường hợp mẹ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, cha đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mẹ được hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc và cha được hưởng trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện.

– Trường hợp cha đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, mẹ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện thì cha được hưởng chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc và mẹ được hưởng trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat