Doanh nghiệp được kiểm tra kế toán có trách nhiệm cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán không? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán? Doanh nghiệp phải bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán như thế nào? Qua bài viết hôm nay, cùng Pham Consult tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Doanh nghiệp được kiểm tra kế toán có trách nhiệm cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán không?

Căn cứ quy định tại Điều 38 Luật Kế toán 2015 như sau:

Quyền và trách nhiệm của đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán

  1. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có trách nhiệm sau đây:
  2. a) Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra;
  3. b) Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
  4. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có các quyền sau đây:
  5. a) Từ chối việc kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 34 hoặc nội dung kiểm tra không đúng với quy định tại Điều 35 của Luật này;
  6. b) Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đồng ý với kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.

Theo đó, doanh nghiệp được kiểm tra kế toán có trách nhiệm cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp được kiểm tra kế toán có các quyền như sau:

– Từ chối việc kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 34 Luật Kế toán 2015 hoặc nội dung kiểm tra không đúng với quy định tại Điều 35 Luật Kế toán 2015;

– Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đồng ý với kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.

Lưu ý: Nội dung kiểm tra kế toán được quy định tại Điều 35 Luật Kế toán 2015 như sau:

(1) Nội dung kiểm tra kế toán gồm:

– Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán;

– Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;

– Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;

– Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.

(2) Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 của Luật Kế toán 2015.

 

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán?

Căn cứ quy định tại Điều 34 Luật Kế toán 2015 như sau:

Kiểm tra kế toán

  1. Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, trừ các cơ quan quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
  2. Các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán gồm:
  3. a) Bộ Tài chính;
  4. b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách;
  5. c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản lý;
  6. d) Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc.
  7. Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán gồm:
  8. a) Các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này;
  9. b) Cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế toán.

Như vậy, theo quy định, các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán gồm:

– Bộ Tài chính;

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản lý;

– Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc.

Lưu ý: Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán gồm:

– Bộ Tài chính;

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản lý;

– Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc.

– Cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế toán.

 

Doanh nghiệp phải bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 41 Luật Kế toán 2015, doanh nghiệp phải bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán như sau:

(1) Bảo quản tài liệu kế toán đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ.

(2) Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu kế toán đó; nếu tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu hoặc bản xác nhận.

(3) Doanh nghiệp phải đưa tài liệu kế toán vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.

(4) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.

(5) Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:

– Ít nhất là 05 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;

– Ít nhất là 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

– Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat