Báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các loại báo cáo nào? Thời hạn tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải gửi báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ là thời gian nào? Qua bài viết hôm nay, cùng Pham Consult tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các loại báo cáo nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có quy định về định nghĩa hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được xây dựng phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan và được tổ chức thực hiện nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ.

Tại Điều 6 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định như sau:

Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ

  1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải lập báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ theo các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:
  2. a) Báo cáo hằng năm về kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro (Phụ lục số 01);
  3. b) Báo cáo hằng năm về kiểm toán nội bộ (Phụ lục số 02);
  4. c) Báo cáo đột xuất về kiểm toán nội bộ.
  5. Báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ phải cập nhật các tồn tại, hạn chế, rủi ro phát sinh (nếu có) trong toàn bộ tổ chức tín dụng phi ngân hàng (bao gồm các bộ phận tại trụ sở chính; chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc khác của tổ chức tín dụng phi ngân hàng).

Như vậy, báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm:

– Báo cáo hằng năm về kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro (Phụ lục số 01);

Tải về Mẫu báo cáo hằng năm về kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro

– Báo cáo hằng năm về kiểm toán nội bộ (Phụ lục số 02);

– Báo cáo đột xuất về kiểm toán nội bộ.

 

Thời hạn tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải gửi báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ là khi nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định như sau:

Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ

  1. Thời hạn gửi báo cáo:
  2. a) Báo cáo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Trong thời hạn 45 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính;
  3. b) Báo cáo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: Trong thời hạn 60 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính;
  4. c) Báo cáo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: Trong thời hạn 15 ngày làm việc từ ngày kết thúc kiểm toán nội bộ đột xuất (bao gồm việc phê duyệt của Ban Kiểm soát).
  5. Thời hạn chốt số liệu báo cáo là thời điểm kết thúc năm tài chính.
  6. Báo cáo được lập bằng văn bản, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).

Như vậy, thời hạn tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải gửi báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ là:

– Trong thời hạn 45 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính đối với báo cáo hằng năm về kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro;

– Trong thời hạn 60 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính đối với báo cáo hằng năm về kiểm toán nội bộ;

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc từ ngày kết thúc kiểm toán nội bộ đột xuất (bao gồm việc phê duyệt của Ban Kiểm soát) đối với báo cáo đột xuất về kiểm toán nội bộ.

 

Việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hệ thống kiểm soát nội bộ phải đảm bảo yêu cầu gì?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định như sau:

Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hệ thống kiểm soát nội bộ

  1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có quy định nội bộ về việc quản lý, lưu trữ các hồ sơ, tài liệu về hệ thống kiểm soát nội bộ.
  2. Việc quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng đảm bảo:
  3. a) Tuân thủ quy định của pháp luật;
  4. b) Lưu trữ đầy đủ để cung cấp theo yêu cầu của kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập, cơ quan có thẩm quyền trong quá trình kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, kiểm tra, thanh tra, giám sát.

Như vậy, việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hệ thống kiểm soát nội bộ phải đảm bảo:

– Tuân thủ quy định của pháp luật;

– Lưu trữ đầy đủ để cung cấp theo yêu cầu của kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập, cơ quan có thẩm quyền trong quá trình kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, kiểm tra, thanh tra, giám sát.

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat