Khi giao kết hợp đồng lao động, các bên phải tuân thủ nguyên tắc gì? Người lao động nhận lương bằng tiền mặt hay nhận lương qua tài khoản ngân hàng? Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không? Qua bài viết hôm nay, cùng Pham Consult tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Khi giao kết hợp đồng lao động, các bên phải tuân thủ nguyên tắc gì?

Hợp đồng lao động được giải thích tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Khi giao kết hợp đồng lao động, các bên phải tuân thủ nguyên tắc gì thì căn cứ quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

  1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
  2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Như vậy, khi giao kết hợp đồng lao động, các bên phải tuân thủ nguyên tắc như sau:

– Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

– Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Lưu ý:

Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

 

Người lao động nhận lương bằng tiền mặt hay nhận lương qua tài khoản ngân hàng?

Người lao động nhận lương bằng tiền mặt hay nhận lương qua tài khoản ngân hàng thì căn cứ quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Hình thức trả lương

  1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
  2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

  1. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nội dung hợp đồng lao động

  1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
  2. a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  3. b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  4. c) Công việc và địa điểm làm việc;
  5. d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

Như vậy, người lao động nhận lương bằng tiền mặt hay nhận lương qua tài khoản ngân hàng thì dựa trên thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động đã giao kết.

Trong trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương theo quy định.

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không thì căn cứ quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

(1) Người lao động có các quyền sau đây:

– Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

– Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

– Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Đình công;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

(2) Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

– Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat