Kế toán khai man chứng từ kế toán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Chứng từ kế toán có những nội dung gì? Chứng từ điện tử có được coi là chứng từ kế toán không theo quy định hiện nay? Qua bài viết hôm nay, Pham Consult sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Kế toán khai man chứng từ kế toán có bị xử phạt không?

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015 quy định giải thích thuật ngữ như sau?

Giải thích từ ngữ

….

  1. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Theo Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  3. b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  4. c) Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
  5. d) Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

đ) Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

  1. e) Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  3. a) Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
  4. b) Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
  5. c) Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
  6. d) Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.

Như vậy, kế toán khai man chứng từ kế toán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, buộc huỷ chứng từ kế toán khai man.

 

Chứng từ kế toán có những nội dung gì?

Theo quy định tại Điều 16 Luật Kế toán 2015 quy định về nội dung chứng từ kế toán như sau:

Nội dung chứng từ kế toán

  1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  2. a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
  3. b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
  4. c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
  5. d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

  1. e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
  2. g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
  3. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.

Như vậy, chứng từ kế toán có những nội dung sau:

– Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;

– Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

– Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;

– Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

– Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

– Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

– Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

Chứng từ điện tử có phải là chứng từ kế toán không?

Theo quy định tại Điều 17 Luật Kế toán 2015 quy định về chứng từ điện tử như sau:

Chứng từ điện tử

  1. Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung chứng từ kế toán và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
  2. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng.
  3. Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.

Như vậy, chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung chứng từ kế toán và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WhatsApp chat